Thủ tục tố cáo lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo

Tố cáo lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo là trường hợp bị lừa góp vốn vào dự án ảo và muốn trình báo lên Công an. Để giải quyết vấn đề trên, Luật L24H xin gửi đến bài viết về hành vi lừa góp tiền, tài sản, đầu tư bất động sản ảo, hướng dẫn làm đơn tố cáo, trình tự thủ tục thực hiện tố cáo hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo, thẩm quyền tiếp nhận giải quyết.

Tố cáo lừa góp vốn

Tố cáo lừa góp vốn

Dự án bất động sản ảo là gì?

Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 02/2022/NĐ-CP, Dự án bất động sản là dự án đầu tư xây dựng công trình được lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng. Dự án bất động sản bao gồm: dự án đầu tư xây dựng nhà và công trình xây dựng; dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, theo quy định của pháp luật.

Qua đó, dự án bất động sản “ảo” có thể được hiểu là các dự án đất nền không có thực mà nhiều người môi giới nhà đất hay các chủ doanh nghiệp dùng để giăng bẫy, chiếm đoạt tiền cọc của khách hàng với những chiêu trò tô vẽ thêm cho những dự án đầu tư phân lô bán nền có vị trí đắc địa, đẹp, thu hút,…đặc biệt mức giá thấp hơn hẳn những giá được giao bán trên thị trường và sẽ thu lại lợi nhuận nhanh chóng trong vài năm tới…

Chủ doanh nghiệp lừa góp vốn đầu tư bất động sản ảo có thể hiểu là tình trạng mua bán, chuyển nhượng nhà, đất khi chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, cơ sở pháp lý.

  • Theo quy định của pháp luật, nội dung thông tin bất động sản mà chủ đầu tư phải công bố gồm: Loại bất động sản; vị trí bất động sản; thông tin về quy hoạch có liên quan đến bất động sản; quy mô dự án; tính chất, công năng sử dụng, chất lượng; hồ sơ, giấy tờ về quyền sở hữu nhà, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất và giấy tờ có liên quan đến việc đầu tư xây dựng bất động sản.
  • Chủ đầu tư cũng phải cung cấp hồ sơ của chủ đầu tư, của dự án gồm: giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định ủy quyền ký hợp đồng mua bán nhà…; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư…

Khi giao kết hợp đồng góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo, nội dung hợp đồng thường có những nội dung sau: Hợp đồng không quy định rõ về thời hạn bàn giao nhà, chất lượng và tính đồng bộ của công trình khi bàn giao, hồ sơ bàn giao kèm theo…

Cơ sở pháp lý: Điều 55, Điều 59 Luật Kinh doanh bất động sản 2014.

Dự án đầu tư bất động sản ảo

Dự án đầu tư bất động sản ảo

Các đặc điểm của hành vi lừa đảo kêu gọi góp vốn đầu tư dự án ảo hiện nay

Thứ nhất, các đối tượng thường vẽ ra các dự án đầu tư lớn, gắn với các phương thức kinh doanh, đầu tư có yếu tố công nghệ, hệ sinh thái phủ rộng khắp các lĩnh vực, nhưng thực chất không có hoạt động kinh doanh gì. Sau đó mở bán gói đầu tư hứa hẹn lãi suất, lợi nhuận siêu cao nhằm huy động vốn của nhà đầu tư.

Thứ hai, các đối tượng thường cam kết lợi nhuận không tưởng từ 20-30%, có những trường hợp lên đến 50 – 70% năm hoặc vẽ ra những mục tiêu rất lớn, thậm chí có cả kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán quốc tế danh tiếng, đưa ra những hình ảnh về người đi trước thành công, được những ưu đãi vô cùng hấp dẫn của công ty như tặng nhà, xe, đi du lịch nghỉ dưỡng cao cấp…

Thứ ba, để tạo được lòng tin, các đối tượng thường đăng ký các doanh nghiệp có vốn điều lệ rất lớn, mời những người nổi tiếng, có ảnh hưởng đối với giới trẻ về khởi nghiệp, đầu tư để làm diễn giả trong các hội nghị khách hàng, hội nghị hoa hồng, sự kiện lớn của công ty…

Thứ tư, để qua mắt sự kiểm soát của các cơ quan chức năng, các đối tượng thường sử dụng các hình thức ký hợp đồng uỷ thác đầu tư hay hợp đồng hợp tác đầu tư… nhằm gây khó khăn trong quá trình xác minh làm rõ dấu hiệu vi phạm của cơ quan chức năng.

>>> Xem thêm: Đầu tư gián tiếp là gì?

Cấu thành tội phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) khi thỏa mãn các yếu tố cấu thành sau:

Khách thể

Hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác.

Mặt khách quan

Hành vi: Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hành động.

Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

Mặt chủ quan

Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội dù biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, biết trước hậu quả nhưng vẫn cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng.

Chủ thể

Chủ thể thực hiện tội phạm là người có đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có đầy đủ năng lực hành vi trách nhiệm hình sự.

>>>Xem thêm: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hình phạt đối với hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo

Tùy vào mức độ của hành vi phạm tội, khung hình phạt đối với chủ thể thực hiện hành vi phạm tội được quy định như sau:

  • Khung 1: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Khung 2: bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  • Khung 3: bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
  • Khung 4: bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cơ sở pháp lý: Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

Trình tự, thủ tục tố giác lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo

Thẩm quyền giải quyết

Pháp luật Việt Nam quy định thẩm quyền giải quyết đơn tố giác hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo như sau:

  • Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội an ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không khắc phục.

Cơ sở pháp lý: Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Hồ sơ

Hồ sơ tố giác hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo gồm:

  • Đơn tố giác tội phạm.
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn tố giác tội phạm: đoạn ghi âm, ghi hình, hình ảnh liên quan đến hành vi phạm tội khác; các chứng cứ liên quan đến thông tin người phạm tội; tài liệu, chứng cứ khác (nếu có).

>>> Click tải:  Đơn Tố Giác Tội Phạm

Trình tự, thủ tục giải quyết

Thủ tục giải quyết đơn tố giác tội phạm sẽ được diễn ra như sau

  • Khi bị chủ doanh nghiệp lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo, Quý khách hàng có thể làm đơn trình báo đến Cơ quan điều tra tại khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
  • Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự.
  • Trong trường hợp sự việc bị tố giác có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015.
  • Nếu sau thời hạn hai tháng, Cơ quan điều tra không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì Quý khách hàng có thể làm đơn khiếu nại để yêu cầu giải quyết để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho bạn.

Cơ sở pháp lý: Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.

Luật sư tư vấn thủ tục tố giác hành vi lừa đảo

  • Tư vấn về hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo.
  • Tư vấn về hình thức xử lý đối với hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo.
  • Tư vấn cách xử lý khi có người thân phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
  • Tư vấn về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
  • Luật sư bào chữa trong các vụ án hình sự.

Luật sư tư vấn Tội lừa đảo

Luật sư tư vấn Tội lừa đảo

>>>Xem thêm: Vai trò luật sư bào chữa, bảo vệ trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin cần thiết về hành vi lừa góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo và tội danh liên quan. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã hướng dẫn cách tố giác đến cơ quan công an khi pháp hiện hành vi trên. Nếu còn thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần Luật sư tư vấn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716  để được Luật sư hình sự lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716