Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một thủ tục không thể thiếu khi các doanh nghiệp thực hiện hợp đồng sáp nhập. Để thủ tục này được thực hiện theo đúng các văn bản luật quy định về doanh nghiệp thì các tổ chức tham gia cần có một số hiểu biết nhất định. Vì vậy mục đích của bài viết sau chính là để cung cấp sơ lược những kiến thức cơ bản quy định về hoạt động sáp nhập doanh nghiệp.

Sáp nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Sáp nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập – doanh nghiệp được sáp nhập

Luật Doanh nghiệp quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập và doanh nghiệp được sáp nhập như sau:

Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.

Như vậy, kể từ thời điểm công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty được sáp nhập sẽ kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Điều kiện thực hiện sáp nhập

Hiện nay, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Luật Cạnh tranh năm 2018 đã thống nhất được về điều kiện chung sáp nhập doanh nghiệp:

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.

Đồng thời, các công ty thực hiện việc sáp nhập phải bảo đảm tuân thủ quy định của Luật Cạnh tranh về sáp nhập công ty.

Cơ sở pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Cạnh tranh năm 2018.

Tức là không yêu cầu về điều kiện sáp nhập phải là “công ty cùng loại” theo quy định tại luật doanh nghiệp cũ.

Thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp

Thủ tục hoạt động sáp nhập

Thành phần hồ sơ

Thành phần hồ sơ gồm:

  • Hợp đồng sáp nhập gồm các nội dung sau: Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; Thủ tục và điều kiện sáp nhập; Phương án sử dụng lao động; Cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; Thời hạn thực hiện sáp nhập
  • Dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  • Biên bản họp và Quyết định của chủ sở hữu/Hội đồng thành viên/Đại hội đồng cổ đông của Công ty bị sáp nhập về việc sáp nhập công ty, thông qua hợp đồng sáp nhập và Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
  • Công văn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế và đóng mã số thuế.

Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Cơ quan có thẩm quyền

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty đặt trụ sở

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 52 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp

Trình tự thực hiện

Bước 1: Lập Hợp đồng sáp nhập và Dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.

Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Bước 2: Thông qua Hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Bước 3: Thông báo cho các bên liên quan và chủ nợ

Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của pháp luật. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 2 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Bước 4: Công ty bị sáp nhập hoàn thành nghĩa vụ về thuế

Doanh nghiệp bị sáp nhập quyết toán và chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi tiến hành sáp nhập.

Thủ tục chấm dứt hoạt động các đơn vị phụ thuộc, tiến hành đóng mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý bao gồm:

  • Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hoá đơn
  • Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định tại Điều 41, Điều 42 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính

Cơ sở pháp lý: Điểm a Khoản 3 Điều 16 Thông tư 95/2016/TT-BTC về đăng ký thuế

  • Nộp hồ sơ đóng mã số thuế

Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC;

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản sao y chứng thực;

Bản sao quyết định, biên bản họp giải thể;

Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 17 Thông tư 95/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính về đăng ký thuế

Bước 5: Công ty cổ phần nhận sáp nhập nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh

Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 56 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đăng ký doanh nghiệp

Khi đăng ký kinh doanh, công ty nhận sáp nhập cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập; thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
  • Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên sở hữu trên 65% vốn điều lệ của công ty bị sáp nhập;

Cơ sở pháp lý:Khoản 2 Điều 61 Nghị định 01/2021/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý: Các công việc phải làm sau khi sáp nhập doanh nghiệp

Sau khi sáp nhập doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt sự tồn tại. Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Trường hợp công ty bị sáp nhập có địa chỉ trụ sở chính ngoài tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thì Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính thông báo việc đăng ký kinh doanh cho Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty bị sáp nhập đặt trụ sở chính để cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020

Lưu ý khi sáp nhập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Để tránh những rủi ro pháp lý khác nhau, các doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề khi tiến hành sáp nhập như:

  • Doanh nghiệp bị sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi sáp nhập doanh nghiệp. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì doanh nghiệp nhận sáp nhập có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế;
  • Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua.
  • Trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
  • Cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.

Luật sư tư vấn sáp nhập công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập

Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập

  • Tư vấn các phương thức doanh nghiệp sau khi sáp nhập phù hợp với quy định của pháp luật
  • Tư vấn, hỗ trợ định giá doanh nghiệp, tài sản thuộc đối tượng bị sáp nhập
  • Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, tư vấn đàm phán, thỏa thuận giữa các doanh nghiệp (hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; hợp đồng mua bán tài sản doanh nghiệp)
  • Tư vấn tái cấu trúc, sắp xếp lại và triển khai hoạt động của doanh nghiệp sau sáp nhập
  • Tư vấn thực hiện các nghĩa vụ tài chính và các thủ tục pháp lý khác liên quan đến hoạt động sáp nhập
  • Đại diện cho doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và các thủ tục pháp lý khác cho công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập
  • Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi xảy ra tranh chấp nếu có
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Bài viết này đã cung cấp cho bạn thông tin cơ bản về các bước thực hiện, hồ sơ cần thiết và lưu ý quan trọng trong quá trình sáp nhập. Tuy nhiên, mỗi trường hợp cụ thể có thể có những yêu cầu khác nhau. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến luật sư doanh nghiệp để được tư vấn chính xác và phù hợp nhất.
Luật L24H với đội ngũ Luật sư chuyên tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, giàu kinh nghiệm luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Tham khảo thêm một viết liên quan đến dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp và hậu M&A mà chúng tối đã chia sẻ:

Scores: 4.8 (34 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 210 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716