Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là hoạt động của luật sư giúp cho quý khách hàng thực hiện quy trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi việc M&A khá phổ biến trong nền kinh tế Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích to lớn cho các công ty nhưng M&A vẫn là một hoạt động mang tính rủi ro cao, đồng thời gồm nhiều giai đoạn và liên quan đến rất nhiều vấn đề từ kinh tế, tài chính, lao động, đất đai đến pháp lý. Do đó vai trò của tư vấn pháp lý là rất quan trọng đối với bất kỳ thương vụ M&A nào. Bài viết dưới đây của Luật L24H, Luật sư doanh nghiệp sẽ đem đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề này.
Tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Hoạt động M&A theo quy định pháp luật ở Việt Nam
M&A là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers (Sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để sở hữu 1 phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Sự tổng hợp các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động M&A được hiểu là pháp luật trong hoạt động M&A. Vấn đề cần quan tâm trước tiên đó là hình thức pháp lý mà pháp luật cho phép để thực hiện đối với giao dịch M&A. Pháp luật Việt Nam quy định về các hình thức thực hiện giao dịch M&A như sau:
- Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua việc góp vốn để tăng vốn điều lệ công ty TNHH hoặc mua cổ phần phát hành để tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần.
- Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông của công ty. Không giống như hình thức góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp, đây là hình thức đầu tư không làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp/cổ phần của doanh nghiệp.
- Mua, bán doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân (theo quy định của Luật Doanh nghiệp) và một số doanh nghiệp nhà nước, bộ phận doanh nghiệp nhà nước (theo quy định của pháp luật về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước).
- Sáp nhập doanh nghiệp là hình thức kết hợp một hoặc một số công ty cùng loại (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập vào công ty nhận sáp nhập. Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, công ty nhận sáp nhập vẫn tồn tại và kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của công ty bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều công ty cùng loại (công ty bị hợp nhất) kết hợp thành một công ty mới (công ty hợp nhất). Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại và hình thành mới một công ty trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.
Tư vấn giai đoạn trước mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Kiểm tra, rà soát đặc biệt doanh nghiệp
Đây là hoạt động quan trọng giúp thẩm định toàn diện và chuyên sâu đối với doanh nghiệp trước khi ra quyết định M&A. Kết quả của Báo cáo thẩm định sẽ cung cấp những thông tin đối với Bên mua, giúp Bên mua hiểu rõ và đánh giá chính xác nhất về tổng thể các vấn đề cần phải đối mặt với đối tượng M&A.
Việc kiểm tra, rà soát thẩm định đối với doanh nghiệp gồm các vấn đề sau:
- Thẩm định tài chính ((Financial Due Diligence): tập trung phân tích, thẩm định, kiểm tra việc tuân thủ các chuẩn mực về các vấn đề tài sản và công nợ, vay vốn, chuyển nhượng vốn, sự ổn định của dòng tiền (có tính tới chu kỳ kinh doanh) và hệ thống kiểm soát nội bộ,…
- Thẩm định pháp lý (Legal Due Diligence): tập trung tìm hiểu, rà soát đánh giá toàn bộ và chi tiết những vấn đề pháp lý về tình hình góp vốn và tư cách của cổ đông, tư cách pháp nhân, quyền và nghĩa vụ pháp lý của đối tượng mục tiêu, lao động, dự án, tài sản,…phát hiện các hạn chế pháp lý, đánh giá rủi ro của các đối tượng rà soát theo lĩnh vực pháp lý.
Kiểm tra rà soát doanh nghiệp
Định giá và thương lượng giá trị mua bán
Các bên tham gia quan hệ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp tiến hành định giá giá trị tài sản trên cơ sở đánh giá các nội dung trên của doanh nghiệp để chốt mức giá tiến hành giao dịch.
Khi đàm phán về giá thường xảy ra nhiều mâu thuẫn giữa các bên. Do vậy, hai bên phải thuê tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp để định giá công ty một cách chính xác nhất bao gồm giá trị số vốn hiện tại mà còn có thể dựa vào các yếu tố như công nghệ, bí mật kinh doanh, quyền sở hữu các tài sản vô hình,….
Doanh nghiệp có thể tiến hành đàm phán ký, kết một thỏa thuận ghi nhớ về việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (MOU) trước khi đi đến hình thành, ký kết một hợp đồng chính thức sau khi đã kiểm tra được tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mục tiêu,. Thỏa thuận ghi nhớ này có thể là tiền đề cho các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng chính sau này.
Việc nắm bắt được tầm quan trọng của thẩm định giá doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp bảo vệ được quyền lợi của mình tốt nhất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đặc biệt chú ý đến quy trình thẩm định giá để đảm bảo việc thực hiện đúng thủ tục, quá trình thực hiện theo quy định pháp luật.
Tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp theo quy định pháp luật
Việc M&A được quy định cụ thể tại một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành như sau:
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 xem việc M&A của doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp. Luật Doanh nghiệp 2020 quy định đối với từng loại hình doanh nghiệp về việc M&A như sau:
- Chương 2, Điều 17 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp) chỉ rõ, các tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, trừ trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được góp vốn vào DN theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
- Chương 3, đối với công ty TNHH, Điều 51 (Mua lại phần vốn góp) và Điều 52 (Chuyển nhượng phần vốn góp) đã quy định cụ thể về một số vấn đề liên quan đến chuyển nhượng phần vốn góp của các thành viên công ty TNHH.
- Chương 5, đối với công ty cổ phần, Điều 126 (Bán cổ phần) và Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) đã chỉ rõ HĐQT quyết định thời điểm, phương thức, giá bán cổ phần. Giá bán cổ phần không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm chào bán, hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần tại thời điểm gần nhất, trừ những trường hợp đặc biệt. Điều 127 (Chuyển nhượng cổ phần) cũng chỉ rõ, cổ phần của DN cổ phần được tự do chuyển nhượng. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán (TTCK)…
- Chương 9 cũng quy định: chia doanh nghiệp (Điều 198), tách doanh nghiệp (Điều 199), hợp nhất (Điều 200), thủ tục, hồ sơ, trình tự đăng ký DN nhận sáp nhập (Điều 201).
Theo Luật Cạnh tranh 2018 có quy định tại Điều 29 gồm:
Tập trung kinh tế bao gồm các hình thức sau đây:
- Sáp nhập doanh nghiệp;
- Hợp nhất doanh nghiệp;
- Mua lại doanh nghiệp;
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
- Các hình thức tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
Theo Luật Đầu tư 2020 đã thừa nhận 02 hình thức M&A là mua bán và sáp nhập lại công ty. Việc mua lại có thể được thực hiện dưới hình thức mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Theo đó, nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 24); Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế (Điều 25 và Điều 26).Trước khi thực hiện mua bán kinh doanh tại Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài phải xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Theo Khoản 1 Điều 93 Luật Chứng khoán 2019 quy định: Việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trước khi thực hiện. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận việc tổ chức lại công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán. Trường hợp từ chối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo Khoản 1 Điều 153 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định: Tổ chức tín dụng được tổ chức lại dưới hình thức chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức pháp lý sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Theo các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến M&A như: Các hiệp định đầu tư trong khuôn khổ FTA, Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các hiệp định về dịch vụ trong WTO và các FTA,…
>>> Xem thêm: Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
Tư vấn pháp luật hậu mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Sau khi mua bán sáp nhập doanh nghiệp, chỉ có công ty, doanh nghiệp nhận hợp nhất hoặc nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp cũng như có trách nhiệm đối với các khoản nợ chưa được thanh toán, hợp đồng lao động đối với người lao động và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty đã bị hợp nhất hoặc các doanh nghiệp nhận sáp nhập mua bán. Do đó hậu quả pháp lý khi sáp nhập doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại về tình trạng pháp lý. Tuy nhiên toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sẽ được chuyển giao cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Doanh nghiệp nhận sáp nhập sẽ được cập nhập nội dung thay đổi trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp thông qua cơ quan đăng ký kinh doanh.
- Việc mua bán sáp nhập doanh nghiệp không tạo ra doanh nghiệp mới.
>>>>Xem thêm: Tư vấn tổ chức hoạt động doanh nghiệp hậu M&A
Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A)
Đội ngũ Luật sư doanh nghiệp của Luật L24H khi có yêu cầu tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp sẽ thực hiện những công việc hỗ trợ quá trình M&A như sau:
- Phối hợp kiểm tra, rà soát đặc biệt đối với hai bên doanh nghiệp mua bán, sáp nhập.
- Hỗ trợ tư vấn lựa chọn phương thức M&A phù hợp với doanh nghiệp.
- Tư vấn, soạn thảo hợp đồng, tham gia đàm phán, ký kết MOU.
- Thẩm định đánh giá một cách kỹ càng các hồ sơ pháp lý.
- Định giá đối với doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập.
- Tham gia, hỗ trợ quá trình đàm phán ký kết M&A.
- Soạn thảo hồ sơ, thực hiện đăng ký, thông báo về việc sáp nhập doanh nghiệp với các cơ quan chức năng.
- Hướng dẫn thủ tục tái cơ cấu doanh nghiệp
- Hỗ trợ, tư vấn, thực hiện các thủ tục liên quan khác.
Dịch vụ tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp
Trên đây là những thông tin liên quan về vấn đề mua bán sáp nhập doanh nghiệp M&A từ các hoạt động tiền, trong và hậu M&A đều cần có sự hỗ trợ, tư vấn từ các luật sư chuyên môn để thực hiện M&A một cách đầy đủ và đúng pháp luật hiện hành. Nếu Quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu cần luật sư hỗ trợ tư vấn luật doanh nghiệp, xin liên hệ với Luật L24H qua số hotline: 1900.633.716 để được đội ngũ Luật sư doanh nghiệp giải đáp một cách nhanh nhất.