Giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần là vấn đề pháp lý đang rất phổ biến trong công ty cổ phần. Những tranh chấp giữa các cổ đông sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Để hiểu thêm về thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần trên trên hãy cùng Luật L24H tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần
Các loại tranh chấp giữa các cổ đông phổ biến
Giữa các cổ đông thường phát sinh các tranh chấp phổ biến sau:
- Tranh chấp về tư cách cổ đông: Tranh chấp giữa các cổ đông sáng lập không góp đủ điều lệ đã đăng ký nhưng vẫn yêu cầu quyền và lợi ích;
- Tranh chấp về phương thức góp vốn khi không thỏa thuận trước về việc góp vốn.
- Tranh chấp trong quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp: Thường xảy ra giữa các cổ đông lớn, nhóm cổ đông nhằm mục đích không loại họ ra khỏi Hội đồng quản trị, không bãi miễn khỏi các chức danh, các cổ đông, nhóm cổ đông lớn muốn lên chức.
- Tranh chấp phát sinh từ các quyết định của Đại hội đồng cổ phần: Các cổ đông, nhóm cổ đông khác cho rằng những quyết định này là không công bằng; Quyết định của Đại hội đồng cổ đông trực tiếp dẫn đến quyền lợi của các cổ đông, nhóm cổ đông khác không như mong đợi hoặc bị ảnh hưởng.
Các phương thức giải quyết tranh chấp cổ đông
Thương lượng, hòa giải
Thứ nhất, về thương lượng:
- Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng là hình thức giải quyết tranh chấp mà các bên cùng nhau bàn bạc và đi đến thỏa thuận, một cách thức giải quyết tranh chấp mà không cần đến sự tác động hay giúp đỡ của bên thứ ba. Nếu việc thương lượng thành công sẽ cho phép hai bên đạt đến một sự thỏa thuận.
- Thương lượng đã được xem là một phương thức giải quyết được ưa chuộng vì những ưu điểm như: Ít tốn kém về thời gian, về tiền bạc, ít căng thẳng về tâm lý vì không giải quyết công khai, ít gây hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên, không gây tác động xấu trong kinh doanh, quan hệ hai bên vẫn cũng cố khi thương lượng thành công,
Thứ hai, về hòa giải:
- Hoà giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp.
- Hòa giải là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua sự tham gia của bên thứ ba, đóng vai trò trung gian để hỗ trợ hoặc thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm chấm dứt xung đột hoặc bất hòa… Bên trung gian đóng vai trò hỗ trợ đôi bên đi đến giải pháp có lợi nhất cho đôi bên, có khi bên trung gian hòa giải thuyết phục đôi bên chấp nhận giải pháp do các bên đề ra, chấm dứt xung đột.
Trung tâm Trọng tài
Theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Luật Trọng tài thương mại năm 2010: Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận và được tiến hành theo quy định của Luật này.
Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh chấp thông qua hoạt động của Hội đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên phải thi hành.
Tòa án nhân dân
Giải quyết tranh chấp bằng Toà án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện. Toà án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụ phải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Do đó các đương sự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp để bảo vệ có hiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chế thương lượng hoặc hoà giải và không muốn hoặc không thỏa thuận đưa vụ tranh chấp của họ giải quyết bằng Trọng tài.
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án trong lĩnh vực này bao gồm:
- Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty;
- Tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty TNHH hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần.
- Tranh chấp giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
>>Xem thêm: Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động nội bộ doanh nghiệp
Giải quyết tranh chấp chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần
Căn cứ để giải quyết tranh chấp cổ đông
Để giải quyết tranh chấp cổ đông cần căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng như các quy định như sau:
- Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;
- Nghị quyết Hội đồng quản trị;
- Quyết định cá biệt của Chủ tịch Hội đồng quản trị;
- Điều lệ, nội quy công ty;
- Luật Doanh nghiệp; Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực áp dụng phù hợp tại thời điểm xảy ra sự kiện pháp lý.
Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông trong công ty cổ phần
Luật sư của Luật L24H với kỹ năng chuyên môn sẽ tiếp nhận thông tin và thực hiện các công việc hỗ trợ khách hàng giải quyết tranh chấp cổ đông như sau:
- Tư vấn quy định về luật Doanh nghiệp, quyền nghĩa vụ các cổ đông trong công ty cổ phần;
- Nghiên cứu, đánh giá hồ sơ vụ việc và đưa ra phương án giải quyết tranh chấp giữa các cổ đông;
- Tư vấn, đại diện tham gia các cuộc họp để giải quyết tranh chấp;
- Tiếp xúc với các bên liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng hình thức thương lượng hoặc hòa giải;
- Đại diện tham gia giải quyết tranh chấp tại cơ quan chức năng;
- Tư vấn, soạn thảo văn bản hoặc luật sư tham gia là người bảo vệ quyền lợi khách hàng trong quá trình giải quyết tranh chấp và các vấn đề khác có liên quan.
>>Xem thêm: Dịch vụ luật sư riêng cho doanh nghiệp
Dịch vụ luật sư tư vấn tranh chấp trong công ty
Luật L24H với đa dạng các hình thức dịch vụ từ tư vấn pháp luật trực tuyến đến hỗ trợ trực tiếp, luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc về việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty. Nếu Quý khách hàng gặp phải trường hợp muốn thuê luật sư doanh nghiệp tư vấn giải quyết giữa các cổ đông hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật sư đại diện vui lòng liên hệ qua Hotline 1900633716 để được luật sư tư vấn và giải đáp chính xác nhất.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: