Mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp mới nhất 2024, hướng dẫn chi tiết

Mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp là mẫu bản hợp đồng được lập ra để ký kết về việc sáp nhập doanh nghiệp lại với nhau. Mẫu hợp đồng quy định nội dung sáp nhập doanh nghiệp, thủ tục và điều kiện sáp nhập. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp những thông tin mới nhất về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp, mời quý bạn đọc tham khảo.

Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

Hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

Sáp nhập doanh nghiệp là gì? Các hình thức sáp nhập hiện nay

Về mặt thuật ngữ, mua bán sáp nhập doanh nghiệp được gọi tắt với cái tên M&A, tên đầy đủ là Mergers (sáp nhập) and Acquisitions (mua lại). Đây là một thuật ngữ để chỉ việc các bên chuyển quyền sở hữu một doanh nghiệp bằng cách sáp nhập từ hai doanh nghiệp hoặc mua lại một doanh nghiệp mới.

Về mặt pháp lý, theo khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Để thực hiện hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, bạn cần hiểu thêm về các hình thức sáp nhập. Dưới đây là 3 hình thức sáp nhập phổ biến nhất:

  • Sáp nhập doanh nghiệp giữa các Doanh nghiệp cùng ngành, cùng cạnh tranh trực tiếp và có cùng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
  • Sáp nhập Doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp tham tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường.
  • Sáp nhập doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh khác nhau để hình thành một tập đoàn lớn.

Quy định về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

Điều kiện sáp nhập

Trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần của thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Nghiêm cấm các trường hợp sáp nhập mà trong đó công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan, trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.

Thủ tục thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của công ty nhận sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập;
  • Biên bản họp và Quyết định của của công ty bị sáp nhập thông qua hợp đồng sáp nhập. Trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập chiếm từ 65% phần vốn góp, cổ phần có quyền biểu quyết của công ty bị sáp nhập;
  • Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác của các công ty bị sáp nhập;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc Thông báo về việc bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập.

Bước 3: Cơ quan đăng ký kinh doanh tiến hành cập nhật tình trạng pháp lý của công ty bị sáp nhập trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thực hiện thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho công ty nhận sáp nhập.

Cơ sở pháp lý: Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020.

Mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

Nội dung của hợp đồng phải đảm bảo các vấn đề sau:

  • Thông tin của doanh nghiệp bị sáp nhập và công ty nhận sáp nhập(tên doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số điện thoại,…);
  • Thủ tục và điều kiện sáp nhập;
  • Phương án sử dụng lao động;
  • Thời hạn, thủ tục chuyển đổi tài sản;
  • Thông qua việc bầu các chức danh quản lý;
  • Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

Sau khi các bên đã thống nhất được các điều khoản trong hợp đồng thì sẽ tiến hành cam kết và ký bản hợp đồng đó. Hợp đồng phải được soạn thảo đúng với hình thức và và có nội dung được quy định trong các văn bản pháp luật như Luật Doanh nghiệp 2020. Câu văn trong hợp đồng cần ngắn gọn, xúc tích dễ hiểu. Trong hợp đồng cũng cần đề cập đến thời gian mà hợp đồng có hiệu lực. Khi hợp đồng có hiệu lực thì các bên tham gia phải có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ và chính xác trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

>>> Tham khảo: Mẫu hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp

Điều kiện thủ tục cần biết để thực hiện việc sáp nhập

Điều kiện thủ tục cần biết để thực hiện việc sáp nhập

Luật sư tư vấn về sáp nhập doanh nghiệp

Nếu sử dụng dịch vụ tư vấn về hợp đồng sáp nhập doanh nghiệp, Luật L24H sẽ tư vấn cho bạn những điều sau:

  • Luật sư tư vấn thủ tục sáp nhập Doanh nghiệp.
  • Luật sư thực hiện soạn thảo giấy tờ pháp lý, chuẩn bị hồ sơ để đăng ký sáp nhập doanh nghiệp.
  • Luật sư soạn thảo hợp đồng sáp nhập.
  • Luật sư tư vấn về các hình thức sáp nhập.
  • Tư vấn, giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án.
  • Đại diện cho khách hàng tham gia vào thương lượng, hòa giải giải quyết tranh chấp; tham gia giải quyết tranh chấp tại Trọng tài, Tòa án.
  • Dự liệu các rủi ro pháp lý, tư vấn các vấn đề pháp lý khác theo yêu cầu của pháp luật.

Tư vấn chuyên sâu về sáp nhập doanh nghiệp

Tư vấn chuyên sâu về sáp nhập doanh nghiệp

Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay thì việc nắm các quy định về việc sáp nhập công ty doanh nghiệp sẽ giúp cho việc thực hiện các thủ tục thuận tiện hơn rất nhiều. nếu có vấn đề gì thắc mắc hoặc cần Luật sư tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp (M&A), mời Quý độc giả liên hệ Hotline 1900633716 cung cấp thông tin liên quan để được luật sư chuyên tư vấn luật doanh nghiệp của Luật L24H hỗ trợ giải đáp.

Tham khảo thêm về dịch vụ: Dịch vụ tư vấn pháp lý tổ chức lại doanh nghiệp sau khi sáp nhập

Scores: 4.9 (12 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716