Quy trình phát mại tài sản thế chấp ngân hàng được các ngân hàng sử dụng nhằm thu hồi nợ của ngân hàng khi khách hàng không thể trả lại khoản vay đã được cấp. Tuy nhiên, quá trình phát mại tài sản thế chấp không đơn giản và yêu cầu sự tuân thủ các trình tự, thủ tục và quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan. Bài viết dưới đây tôi sẽ cung cấp đầy đủ nội dung về vấn đề này, mời Quý độc giả cùng tham khảo qua.
phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Phát mại tài sản thế chấp ngân hàng là gì?
Phát mại tài sản là quá trình mà ngân hàng hoặc đơn vị đứng ra cho bạn vay vốn công bố và bán tài sản bảo đảm của bạn công khai theo thủ tục do pháp luật quy định để thanh toán khoản nợ mà bạn không có khả năng chi trả.
Các trường hợp phải phát mại tài sản:
- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
- Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
CSPL: Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015
>>> Xem thêm: Khi nào ngân hàng được bán đấu giá nhà đất
Các phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng hiện nay
Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ, vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông qua các phương thức sau:
- Bán đấu giá tài sản
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác
Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định trên thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác. Như vậy, khi vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng thì người thế chấp không có quyền định đoạt đối với tài sản.
CSPL: Điều 303 Bộ luật Dân sự năm 2015
phương thức phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
>>> Xem thêm: Nợ ngân hàng bao nhiêu, quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện
Trình tự thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Quá trình xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách công khai và minh bạch để cho mọi người cùng được biết, bảo đảm tính khách quan để đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
Thông báo xử lý phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm có nghĩa vụ phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác theo quy định của pháp luật.
Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.
Trong trường hợp không thông báo trước khi xử lý tài sản mà gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải bồi thường thiệt hại.
CPSL: Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015
Định giá tài sản
Các bên có thể lựa chọn thực hiện định giá tài sản theo 2 phương thức:
- Thỏa thuận về giá tài sản thế chấp
- Định giá thông qua tổ chức định giá tài sản khi xử lý tài sản bảo đảm.
Trường hợp không có thỏa thuận thì tài sản được định giá thông qua tổ chức định giá tài sản. Theo đó, việc định giá tài sản bảo đảm phải bảo đảm khách quan, phù hợp với giá thị trường.
CSPL: Điều 306 Bộ luật Dân sự 2015
Xử lý tài sản phát mại
Quy định trình tự xử lý tài sản phát mại gồm:
- Thực hiện xử lý tài sản thế chấp theo các phương thức theo quy định của pháp luật. Số tiền thu được từ việc phát mại tài sản thế chấp sẽ được thanh toán trước cho chủ sở hữu tài sản thế chấp (người vay vốn).
- Số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp được thanh toán theo thỏa thuận của các bên và theo quy định pháp luật. Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm. Nếu số tiền này nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm được xử lý theo quy định của pháp luật trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Chuyển quyền sở hữu tài sản cho người chủ sở hữu tiếp theo của tài sản thế chấp sau khi xử lý phát mại theo quy định pháp luật.
CSPL: Điều 307 Bộ luật Dân sự 2015
thủ tục phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
>>> Xem thêm: Quy trình thu hồi xử lý tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng
Luật sư tư vấn trường hợp bị phát mại tài sản thế chấp ngân hàng
- Tư vấn, tranh tụng đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc liên quan đến trường hợp bị phát mại tài sản thế chấp ngân hàng.
- Tư vấn giải quyết ngăn chặn việc tài sản của khách hàng bị phát mại
- Bảo vệ quyền lợi khách hàng khi không có khả năng trả nợ ngân hàng
Để được hỗ trợ các thủ tục pháp lý liên quan đến phát mại tài sản thế chấp ngân hàng, nhận được tư vấn để đạt được quyền lợi tốt nhất có thể, tránh các rủi ro pháp lý, Quý khách hàng có thể tin tưởng các Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm của Luật L24H. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần Luật sư tư vấn hỗ trợ, hãy nhấc máy và liên hệ đến Tổng đài 1900.633.716 để được tư vấn trực tuyến miễn phí.