Quy trình thu hồi xử lý tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng

Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng là quá trình ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo kê biên, phát mại nợ xấu tại sản nhà đất bảo lãnh khi người vay vốn không trả nợ được (vỡ nợ), đồng nghĩa với việc vi phạm nghĩa vụ của mình theo pháp luật dân sự. Vậy, toàn bộ quy trình thu hồi số tài sản đó được diễn ra như thế nào sẽ được bài viết sau đây sẽ thông tin đến Quý bạn đọc về thủ tục thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng đúng luật định

>> Tham khảo thêm bài viết về: Vay tiền ngân hàng không có khả năng chi trả thì nên xử lý như thế nào?

Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng

Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng

Tài sản nào có thể dùng để thế chấp?

Tài sản thế chấp có thể là một phần hoặc toàn bộ tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai chẳng hạn như vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá. Tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp.

Nếu tài sản thế chấp có vật phụ thuộc vật đó cũng phải được thế chấp, trừ khi có thỏa thuận khác.

Nếu tài sản thế chấp có hoa lợi, lợi tức thì chúng không thuộc tài sản thế chấp, trừ các bên thỏa thuận tài sản đó cũng là tài sản thế chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 110, 321 Bộ luật dân sự 2015.

Khi nào tài sản bảo đảm thế chấp trong ngân hàng bị thanh lý?

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc do quy định pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 299 Bộ luật dân sự 2015.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp

  • Bán đấu giá: Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo phương thức này, trừ khi luật có quy định khác.
  • Bên nhận thế chấp tự bán tài sản
  • Bên nhận thế chấp nhận chính tài sản thế chấp để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp
  • Phương thức khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.

Phương thức xử lý tài sản thế chấp

Phương thức xử lý tài sản thế chấp

Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng

Thông báo xử lý

Trước khi xử lý tài sản, bên nhận thế chấp phải thông báo về việc xử lý cho bên thế chấp và các bên cùng nhận thế chấp khác. Trừ khi tài sản có nguy cơ hư hỏng dẫn đến giảm sút hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận thế chấp có thể xử lý ngay và thông báo cho bên thế chấp cùng các bên nhận thế chấp khác.

Nếu bên nhận không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Cơ sở pháp lý: Điều 300 Bộ luật dân sự 2015.

Giao tài sản để xử lý

Người đang giữ tài sản phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp phải xử lý tài sản thế chấp đã nêu trên.

Trong trường hợp người đang giữ không giao tài sản thì Tòa án sẽ trực tiếp giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 301 Bộ luật dân sự 2015.

Xử lý tài sản

Tài sản được xử lý theo một trong các phương pháp đã nêu trên, bao gồm:

  • Bán đấu giá
  • Tài sản thế chấp được nhận để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thế chấp
  • Bên nhận thế chấp tự bán tài sản
  • Phương thức khác.

Cơ sở pháp lý: Điều 303 Bộ luật dân sự 2015.

Thanh toán số tiền thu được

Số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên theo Điều 308 Bộ luật dân sự 2015.

Mức chênh lệch giữa số tiền có được từ việc xử lý tài sản và số tiền sau khi thanh toán hết tất cả các chi phí phải được trả cho bên bảo đảm.

Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản sau khi thanh toán hết tất cả chi phí nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ. Khi này, phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản thế chấp.

Cơ sở pháp lý: Điều 307 Bộ luật dân sự 2015.

Luật sư tư vấn trường hợp bị thu hồi tài sản thế chấp tại ngân hàng

  • Tư vấn quy định pháp luật về quy trình thu hồi tài sản thế chấp tại ngân hàng
  • Đưa ra lời khuyên về phương án giải quyết cho khách hàng
  • Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị chứng cứ chứng minh năng lực trả nợ, nộp đơn từ cần thiết cho các bên liên quan
  • Luật sư hỗ trợ đàm phán, thương lượng gia hạn nợ trong trường hợp cần thiết.
  • Tư vấn Cách giải quyết khi vỡ nợ không có khả năng chi trả

Luật sư tư vấn trường hợp bị thu hồi tài sản thế chấp

Luật sư tư vấn trường hợp bị thu hồi tài sản thế chấp tại ngân hàng

Quy trình thủ tục thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng diễn ra chủ yếu gồm 4 bước cơ bản như trên. Tuy nhiên, phương hướng để giải quyết khi không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng cần sự tham vấn từ những người có chuyên môn nghiệp vụ. Đó là lý do Đội ngũ Luật sư chuyên về dân sự của Luật L24H được ra đời. Vì vậy, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và gọi đến tổng đài tư vấn luật dân sự 1900.633.716 đê được luật sư hỗ trợ tư vấn giải đáp miễn phí sơ bộ ban đầu, Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ tối ưu hóa quyền lợi cho bạn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.46 (46 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,826 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716