Nợ ngân hàng bao nhiêu, quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện?

Nợ ngân hàng bao nhiêu, quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện và khi bị kiện đòi nợ quá hạn có bị xử lý hình sự hay không là câu hỏi mà chắc hẳn rất nhiều người đang lâm vào tình trạng vỡ nợ không có khả năng thanh chi trả toán trước những khoản nợ ngân hàng. Sau đây, Luật L24H sẽ thông tin đến các bạn những nội dung cơ bản về nợ quá hạn.

Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện

Nợ ngân hàng bao lâu thì bị khởi kiện

Các khoản nợ ngân hàng thường gặp.

Tùy vào mục đích của từng cá nhân, tổ chức, hộ gia đình mà từng chủ thể có hình thức vay ngân hàng khác nhau. Các khoản nợ ngân hàng thường gặp như:

  • Vay tín chấp
  • Vay thấu chi
  • Vay trả góp
  • Vay thế chấp

Tìm hiểu về: Vay tín chấp là gì?

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện

Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng vay là sự thoả thuận của các bên trong đó có thỏa thuận về hạn trả của hợp đồng. Và theo khoản 1 Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 thì bên vay phải hoàn trả đủ tiền khi đến hạn.

Như vậy, trong trường hợp này nếu đến hạn mà bên vay không trả đủ tiền nợ, tức là vi phạm nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng vay thì bên ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 186 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Cho nên, Ngân hàng có quyền khởi kiện khi quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm mà không cần biết bên vay đã nợ bao nhiêu.

Các khoản nợ ngân hàng

Các khoản nợ ngân hàng

Nợ quá hạn bao lâu thì bị khởi kiện

Việc nợ ngân hàng là một hình thức vay được thực hiện dưới dạng hợp đồng. Trong hợp đồng này các đương sự sẽ thỏa thuận với nhau về thời hạn thực hiện nghĩa vụ trả tiền (nợ). Theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu khởi kiện về hợp đồng là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Theo quy định này thì trong thời hạn 03 năm kể từ ngày đến hạn trả nợ được thỏa thuận trong hợp đồng mà người vay không trả nợ – vi phạm nghĩa vụ hợp đồng thì ngân hàng hoàn toàn có thể khởi kiện bên vay, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Nợ ngân hàng quá hạn phải chịu trách nhiệm gì?

Về lãi suất

Trong trường hợp đến hạn trả tiền nhưng bên vay không trả hoặc không trả đủ thì bên vay có thể trả lãi tiền vay như sau:

  • Lãi trên nợ gốc theo lãi suất cho vay đã thỏa thuận tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả;
  • Trường hợp khách hàng không trả đúng hạn tiền lãi theo quy định tại điểm a khoản này, thì phải trả lãi chậm trả theo mức lãi suất do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưng không vượt quá 10%/năm tính trên số dư lãi chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả;
  • Trường hợp khoản nợ vay bị chuyển nợ quá hạn, thì khách hàng phải trả lãi trên dư nợ gốc bị quá hạn tương ứng với thời gian chậm trả, lãi suất áp dụng không vượt quá 150% lãi suất cho vay trong hạn tại thời điểm chuyển nợ quá hạn.

Như vậy, về lãi suất mà bên vay phải trả thì các bên phải dựa vào lãi suất đã được thỏa thuận trong hợp đồng, ngoài khoản tiền vay gốc và lãi vay thì khi bên vay trả nợ quá hạn còn bị trả thêm khoản phạt vi phạm.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016

Xử lý tài sản bảo đảm

Theo Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản bảo đảm bị xử lý trong những trường hợp sau:

  • Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
  • Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

Theo đó thì trường hợp quá hạn mà không trả nợ thì tài sản bảo đảm sẽ bị xử lý theo trường hợp đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Khoản 1 Điều 300 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Theo đó, trước khi xử lý tài sản bảo đảm thì ngân hàng phải thông báo bằng văn bản về thời hạn xử lý tài sản bảo đảm cho bên vay. Nếu đến thời hạn này mà bên vay không trả nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm

>> Xem thêm: Quy trình thu hồi xử lý tài sản đảm bảo thế chấp ngân hàng

Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nợ quá hạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không còn tùy vào từng trường hợp

  • Nợ quá hạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp bên vay không trả được nợ do không đủ khả năng trả nợ, bị mất việc hay phá sản,… (Lý do bất đắc dĩ).
  • Nợ quá hạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt khoản vay, quá hạn trả nợ nhưng không trả mặc dù vẫn có khả năng trả nợ; sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc không có khả năng chi trả.

Lúc này người vay có thể phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Luật sư bảo vệ quyền lợi khi bị ngân hàng khởi kiện

Luật sư tư vấn về việc vay ngân hàng

Luật sư tư vấn về việc vay ngân hàng

  • Luật sư xem xét các căn cứ và quá trình thu hồi nợ của ngân hàng đã đúng pháp luật chưa.
  • Kiểm tra tính phù hợp quy định pháp luật của các hợp đồng mà hai bên đã ký như: hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp
  • Phân tích khai thác những điểm yếu và những sai phạm của phía ngân hàng để làm căn cứ bảo vệ lợi ích cho thân chủ.
  • Tư vấn quá trình tố tụng khi bị ngân hàng khởi kiện đòi phát mãi tài sản sẽ trải qua phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm.
  • Luật sư tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng, với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp khách hàng.

Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì khi bên vay vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng vay với ngân hàng thì hoàn toàn có thể bị khởi kiện mà không cần căn cứ vào số tiền còn nợ và thời hạn quá hạn. Theo đó, nếu Quý độc giả có gì thắc mắc cần luật sư tư vấn luật dân sự về quy trình thu hồi tài sản, tranh chấp, khiếu kiện vui lòng liên hệ với Luật L24H qua số hotline 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ một cách chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Scores: 4.72 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716