Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản năm 2024

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản là những lưu ý quan trọng mà người mang thai cần nhớ trong thời kỳ có thai vì nó ảnh hưởng đến rất nhiều đến quyền lợi của cả thai phụ. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản và giúp độc giả hiểu hơn về những vấn đề liên quan đến chế độ thai sản của người phụ nữ.

trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản

Điều kiện để người lao động nữ mang thai được hưởng thai sản được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Đối tượng được hưởng

Đối tượng được hưởng chế độ thai sản là người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội

  • Lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận con nuôi” thì được hưởng chế độ thai sản.
  • Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
  • Người lao động đủ điều kiện về thời hạn đóng bảo hiểm xã hội vừa nêu mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản về thời gian hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi và mức hưởng chế độ thai sản.

Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản theo luật

Từ những thông tin vừa đề cập về điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản thì có thể hiểu những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản khi không thỏa mãn về một trong hai hoặc cả hai điều kiện về đối tượng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, một người dù thuộc đối tượng được hưởng thai sản nhưng pháp luật buộc họ phải tuân thủ thêm các điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì người này phải đáp ứng cùng lúc cả hai điều kiện trên mới được hưởng chế độ này. Ví dụ người lao động nữ mang thai hộ là đối tượng được hưởng chế độ thai sản, tuy nhiên lại không đóng đủ từ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, do đó người này sẽ không được hưởng bảo hiểm thai sản theo quy định pháp luật.

Dừng đóng bảo hiểm có được hưởng chế độ thai sản không?

Dựa theo nội dung được quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, nếu người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội đủ 6 tháng trong thời gian 12 trước khi sinh con, hoặc từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (đối với trường hợp nghỉ có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền) thì khi ngừng đóng vẫn được hưởng chế độ thai sản. Như vậy, nếu đã đóng đủ số tháng theo quy định thì người lao động sẽ được hưởng chế độ thai sản theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Dừng đóng bảo hiểm có được hưởng chế độ thai sản không

Dừng đóng bảo hiểm có được hưởng chế độ thai sản không ?

Thủ tục hưởng chế độ thai sản lao động nữ

Hồ sơ

Danh mục các giấy tờ, tài liệu có trong hồ sơ yêu cầu hưởng chế độ thai sản được quy định cụ thể tại Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN và Quyết định 222/QĐ-BHXH ngày 25 tháng 02 năm 2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế, bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, bao gồm:

  • Đối với trường hợp thông thường: Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
  • Đối với trường hợp con chết sau khi sinh: cần có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con; trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết.
  • Đối với trường hợp người mẹ hoặc lao động nữ mang thai hộ chết sau khi sinh con thì có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ.
  • Đối với trường hợp người mẹ sau khi sinh hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ sau khi nhận con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con: cần thêm biên bản giám định y khoa của người mẹ, người mẹ nhờ mang thai hộ.
  • Đối với trường hợp khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo quy định: Trường hợp điều trị nội trú cần thêm bản sao giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. Trường hợp điều trị ngoại trú cần thêm giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội thể hiện việc nghỉ dưỡng thai. Trường hợp phải giám định y khoa thì cần thêm biên bản giám định.

Ngoài ra, trong trường hợp lao động nữ mang thai hộ sinh con hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ nhận con thì cần thêm bản sao của bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo quy định tại Điều 96 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014; văn bản xác nhận thời điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.

Thủ tục

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hưởng chế độ thai sản tương ứng với trường hợp của mình, người lao động cần tiến hành nộp hồ sơ theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Điều 4 Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31 tháng 01 năm 2019 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN để được giải quyết.

  • Trường hợp người lao động làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp thì nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trong vòng 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc, người lao động cần nộp đầy đủ hồ sơ cho người sử dụng lao động.
  • Trường hợp đã chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vẫn đủ điều kiện nhận trợ cấp thai sản thì nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để được giải quyết.

Sau khi tập hợp đầy đủ hồ sơ từ phía người lao động, theo quy định tại  Khoản 1 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì phía người sử dụng lao động sẽ phải lập danh sách 01B-HSB và nộp cùng bộ hồ sơ tới Cơ quan bảo hiểm xã hội trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động sử dụng giao dịch điện tử thì thực hiện lập hồ sơ trên phần mềm, ký số và gửi kèm giấy tờ lên quan lên Cổng thông tin điện tử của bảo hiểm xã hội Việt Nam hoặc qua tổ chức VIAN. tại: https://dichvucong.baohiemxahoi.gov.vn/

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ xét duyệt và thực hiện chi trả trợ cấp thai sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Người lao động hoặc thân nhân của người lao động có thể lựa chọn nhận trợ cấp thông qua:

  • Tài khoản ATM của người lao động.
  • Nhận thông qua đơn vị sử dụng lao động.
  • Nhận tại cơ quan BHXH trong một số trường hợp đặc biệt, ví dụ như thôi việc trước thời điểm sinh con.

Cách tra cứu tiền bảo hiểm thai sản

Cách 1: Người lao động có thể tra cứu tiền thai sản mà mình thông qua ứng dụng VssID.  Người dùng có thể tải ứng dụng trên điện thoại thông qua CH Play hoặc App Store và tạo tài khoản theo đúng thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của mình.  Khi đã có tài khoản, người dùng vào mục “Quản lý cá nhân”, sau đó chọn “Thông tin hưởng”, tiếp đó chọn mục “ODTS” (thông tin hưởng ốm đau thai sản) thì sẽ hiển thị cụ thể số tiền thai sản mà bạn nhận được. Lưu ý, cách thức tra cứu này chỉ thực hiện khi hồ sơ thai sản của bạn đã được giải quyết.

Cách 2: Tra cứu trên trang chủ bảo hiểm xã hội Việt Nam tại mục Tra cứu quá trình gia. Người lao động có thể tra cứu được thì cần phải cập nhật các thông tin theo yêu cầu của trang chủ bảo hiểm xã hội.

Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản

Tra cứu tiền bảo hiểm thai sản

Tư vấn về chế độ hưởng thai sản

  • Tư vấn về bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn về bảo hiểm tai nạn
  • Tư vấn về chế độ thai sản
  • Tư vấn về hồ sơ, thủ tục để được hưởng thai sản;
  • Tư vấn vấn đề pháp lý khác liên quan trong vấn đề giải quyết bảo hiểm cho khách hàng;
  • Luật sư hỗ trợ tham gia làm việc với cơ quan có thẩm quyền hoặc người sử dụng lao động khi phát sinh tranh chấp.

Nhằm bảo vệ tối ưu quyền lợi của người lao động nữ mang thai, chế độ hưởng bảo hiểm thai sản sẽ hỗ trợ phần nào bù đắp giảm sút thu nhập khi lao động nữ nghỉ sinh con không thể tham gia lao động. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần luật sư tư vấn luật lao động, bảo hiểm, hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Một số bài viết về chế độ thai sản có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.54 (43 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716