Vợ sinh con, chồng có được hưởng chế độ thai sản không?

Vợ sinh con chồng có được hưởng chế độ thai sản không là một vấn đề đang rất được quan tâm. Pháp luật hiện hành đã quy định về điều kiện, thời gian, mức hưởng chế độ thai sản cho người chồng khi vợ sinh con. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những vấn đề pháp lý về chế độ thai sản cho nam (người chồng) và cách tính tiền trợ cấp khi hưởng chế độ thai sản.

vợ sinh con chồng có được hưởng trợ cấp

Chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh con

Chế độ thai sản là gì?

Chế độ bảo hiểm thai sản là một trong các chế độ của Bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm bảo đảm thu nhập và sức khỏe cho người lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nuôi sơ sinh, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Chế độ nhằm bảo đảm, hỗ trợ một phần thu nhập và sức khỏe cho lao động nữ khi mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ, thực hiện các biện pháp tránh thai và cho lao động nam khi có vợ sinh con.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản cho nam

  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con sẽ được hưởng trợ cấp.
  • Để được hưởng trợ cấp 1 lần chỉ có chồng tham gia bảo hiểm xã hội thì người chồng còn phải đáp ứng thêm điều kiện là phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

(Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014; điểm a khoản 2 Điều 9Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH)

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nam

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho lao động nam

Thời gian được hưởng chế độ thai sản cho nam

Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội được hưởng chế độ thai sản khi có vợ sinh con như sau:

  • 05 ngày làm việc;
  • 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
  • Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.

Bên cạnh đó, trong trường hợp sau khi sinh con mà người mẹ chết, thì thời gian hưởng chế độ thai sản của lao động nam được quy định như sau:

  • Trường hợp chỉ có mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014. Trường hợp mẹ tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 mà chết thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.
  • Trường hợp cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng tham gia bảo hiểm xã hội mà không nghỉ việc theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội 2014;
  • Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

(Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội được hướng dẫn bởi Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc được sửa đổi bổ sung bởi khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 59/2015/tt-blđtbxh ngày 29 tháng 12 năm 2015 của bộ trưởng bộ lao động – thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc)

Tham khảo thêm: Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản của nam giới

Mức hưởng chế độ thai sản

Mức hưởng chế độ thai sản

Tiền trợ cấp chế độ của người chồng

Tiền mà người chồng được trợ cấp sẽ được tính theo công thức:

Mbq6t : 24 x Số ngày được nghỉ = Mức được trợ cấp

Trong đó: Mbq6t là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06. Tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu chưa đủ 06 tháng thì Mbq6t ở đây sẽ là mức bình quân tiền lương của cá tháng đã đóng BHXH.

(Điều 39 Luật BHXH 2014)

Tiền trợ cấp của chồng khi vợ không tham gia BHXH

Trường hợp người chồng có vợ sinh con nhưng chỉ có người chồng tham gia BHXH thì người chồng sẽ được trợ cấp 1 lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi người con.

Mức lương cơ sở hiện nay vẫn đang áp dụng là 1,490,000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Nên mức trợ cấp trong trường hợp này là:

1,490,000 đồng x 2 = 2,980,000 đồng.

(Điều 38 Luật BHXH 2014)

Luật sư tư vấn về chế độ thai sản cho nam giới khi vợ sinh con

  • Tư vấn về những quy định pháp luật liên quan đến chế độ thai sản cho nam giới;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hoặc thu thập các giấy tờ liên quan đến hồ sơ hưởng chế độ thai sản;
  • Đại diện khách hàng làm việc với công ty khi công ty có dấu hiệu vi phạm về chế độ nghỉ thai sản cho lao động nam;
  • Tham gia bào chữa tại phiên tòa nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng;

Chế độ hưởng thai sản cho lao động nam là một chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc hiện nay. Bài viết trên đã giải đáp những nội dung cơ bản về vấn đề hưởng chế độ thai sản cho nam khi có vợ sinh con. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì cần luật sư tư vấn luật lao động, chế độ bảo hiểm xã hội hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 4.81 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716