Công ty nợ bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản không?

Công ty nợ bảo hiểm xã hội có được hưởng thai sản không là câu hỏi mà lao động nữ và lao động nam có vợ sinh con cần được giải đáp khi công ty nợ bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, người lao động cũng cần tìm hiểu về điều kiện, mức hưởng thai sản để đảm bảo quyền lợi. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ thông tin đến quý bạn đọc chế độ bảo hiểm cho người lao động nữ mang thai cũng như giải đáp các thắc mắc.

Quy định bảo hiểm xã hội cho người hưởng thai sản

Quy định bảo hiểm xã hội cho người hưởng thai sản

Điều kiện hưởng chế độ thai sản của người lao động

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Lao động nữ mang thai;
  • Lao động nữ sinh con;
  • Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
  • Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
  • Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
  • Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Người lao động nữ sinh con, mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Người lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Người lao động đủ điều kiện quy định định trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Như vậy, khi người lao động nữ mang thai thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và đáp ứng các điều kiện cụ thể theo quy định đối với từng trường hợp nhất định thì sẽ được hưởng chế độ thai sản.

Công ty nợ BHXH thì người lao động có được hưởng chế độ thai sản không?

Căn cứ khoản 3.2 Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành ngày 14/4/2017 (sửa đổi tại Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020) quy định đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động.

Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.

Như vậy, mặc dù công ty nợ đóng BHXH cho người lao động nhưng người lao động  đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản thì công ty phải có trách nhiệm đóng đủ số tiền nợ BHXH, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng để kịp thời giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

Còn trong trường hợp công ty chưa đóng đủ số tiền nợ BHXH thì chỉ xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH để người lao động hưởng chế độ thai sản nếu đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định.

Công ty không giải quyết chế độ thai sản thì phải làm sao?

Khi công ty không giải quyết chế độ thai sản thì người lao động có thể khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền hoặc tiến hành khởi kiện để bảo vệ lợi ích cho mình.

Khiếu nại

Căn cứ Khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014, người lao động có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, người hưởng chế độ thai sản cho rằng quyền lợi của mình bị xâm phạm thì có thể thực hiện khiếu nại như sau:

  • Trước tiên, người lao động tiến hành khiếu nại lần đầu đến công ty đã vi phạm chế độ thai sản. Trong trường hợp công ty không còn tồn tại thì gửi đơn khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Sau khi đã khiếu nại lần đầu mà không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện tại Tòa án hoặc khiếu nại đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Như vậy, khi không được giải quyết chế độ thai sản thì người lao động có thể khiếu nại lần đầu đến công ty mà người lao động đang làm việc hoặc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại thì có thể khiếu nại đến cơ quan cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa

Khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm xã hội

Khiếu nại đến cơ quan bảo hiểm xã hội

Khởi kiện ra Tòa

Căn cứ Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, chế độ thai sản không được công ty chi trả theo đúng quy định thì có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Căn cứ khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Đơn khởi kiện (mẫu 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017);
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người khởi kiện;
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của người bị kiện (nếu có);
  • Sổ bảo hiểm xã hội, giấy tờ tài liệu chứng cứ chứng minh việc công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội
  • Biên bản hoà giải (nếu có);
  • Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (nếu có) như: bảng lương, hợp đồng lao động, tài liệu đọc được, nghe được,..

Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khởi kiện tiến hành khởi khởi kiện theo trình tự sau:

Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện bằng một trong các phương thức theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (nếu có).

Bước 2: Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Tòa án tiếp nhận và xử lý đơn khởi kiện như sau:

Thứ nhất, tiếp nhận đơn

  • Nếu nộp trực tiếp, Tòa án cấp ngay giấy xác nhận đơn cho người khởi kiện
  • Nếu nộp theo đường dịch vụ bưu chính, Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn
  • Nếu nộp bằng phương thức gửi trực tuyến, Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng Dịch vụ Công Quốc gia (nếu có)

Thứ hai, xử lý đơn

Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
  • Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 3: Thụ lý vụ án

  • Căn cứ khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử là 4 tháng kể từ ngày thụ lý. Trong trường hợp vụ án có tính chất phức tạp, sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

Theo khoản 2 Điều 230 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  • Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
  • Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
  • Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
  • Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
  • Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
  • Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
  • Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
  • Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

Bước 5: Mở phiên toà xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng theo quy định tại khoản 4 Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Bước 6: Ra bản án

Thẩm phán ban hành bản án hoặc quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên về giải quyết tiền bảo hiểm xã hội cho người được hưởng thai sản.

Bước 7: Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm nếu có kháng cáo, kháng nghị

Theo quy định của Điều 270, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

Thời hạn kháng cáo bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án

  • Đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
  • Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.

Tư vấn giải quyết chế độ thai sản cho người lao động

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến giải quyết tranh chế độ thai sản cho người lao động

  • Tư vấn các phương án giải quyết khi công ty nợ tiền bảo hiểm xã hội;
  • Tư vấn cách tính chế độ thai sản;
  • Tư vấn các yêu cầu khởi kiện theo quy định pháp luật;
  • Tư vấn trình tự, thủ tục giải quyết yêu cầu khởi kiện;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn khởi kiện nếu khách hàng có yêu cầu;
  • Đại diện ủy quyền thay mặt khách hàng giải quyết trong quá trình khởi kiện tại Tòa án;
  • Tư vấn quy trình khiếu nại;
  • Hướng dẫn, hỗ trợ soạn thảo đơn khiếu nại;
  • Tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hàng.

Luật sư tư vấn chế độ thai sản cho người lao động

Luật sư tư vấn chế độ thai sản cho người lao động

Không phải trong trường hợp nào công ty nợ bảo hiểm xã hội thì người lao động vẫn được hưởng chế độ thai sản, do đó nếu khách hàng đang cần sự tư vấn luật lao động hoặc đang trong quá trình giải quyết vấn đề này thì hãy liên hệ luật L24H qua Hotline: 1900.633.716 để được luật sư hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi tốt nhất.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

 

Scores: 4.8 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716