Hỗ trợ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm năm 2024 như thế nào?

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm là vấn đề những lao động nữ đang mang thai hoặc có ý định sinh con, những lao động nam có vợ đang mang thai hoặc có ý định sinh con quan tâm. Bảo hiểm thai sản giúp cho người lao động được hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thai sản, trợ cấp về kinh tế, … trong thời gian mang thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho Quý khách hàng những thông tin phổ biến về bảo hiểm thai sản cho người không đi làm.

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Bảo hiểm thai sản là gì?

Bảo hiểm thai sản là loại bảo hiểm xã hội dành cho người lao động, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thai sản. Loại bảo hiểm này sẽ giúp giảm bớt những gánh nặng về kinh tế cho các cặp vợ chồng, nhất là cặp vợ chồng trẻ. Ngoài ra, mẹ bầu sẽ được hưởng những chế độ và dịch vụ chăm sóc tốt nhất trong suốt thời gian thai kỳ và khi sinh con.

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Điều kiện được hưởng bảo hiểm thai sản cho người không đi làm

Người không đi làm được hưởng bảo hiểm thai sản khi người chồng tham gia đóng bảo hiểm xã hội

  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi người vợ sinh con
  • Đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ.

(Khoản 1, 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Mức trợ cấp

Đối với những thai sản không đi làm, ở nhà sinh con và không đóng BHXH thì sẽ được hưởng bảo hiểm thai sản theo bảo hiểm của chồng.

  • Khi sinh con sẽ được nhận trợ cấp 1 lần bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
  • Khi nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì sẽ nhận được trợ cấp 1 lần cho mỗi con bằng 2 lần mức lương cơ sở tại tháng nhận con nuôi.

Lưu ý: Lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo chu kỳ. Mức trợ cấp 1 ngày bằng mức trợ cấp tháng chia cho 24

(Khoản 2 Điều 34, Điểm b Khoản 1 Điều 39, Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Bảo hiểm thai sản cho người không đi làm cần những giấy tờ gì?

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con
  • Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con
  • Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợpcon chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh
  • Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

Lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

(Điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Luật sư tư vấn về bảo hiểm thai sản

Tư vấn pháp lý về bảo hiểm thai sản

Tư vấn pháp lý về bảo hiểm thai sản

  • Tư vấn về thời hạn hưởng chế độ thai sản
  • Tư vấn về mức trợ cấp bảo hiểm thai sản
  • Tư vấn về thủ tục, trình tự tham gia đóng bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn về mức đóng bảo hiểm xã hội
  • Hỗ trợ làm hồ sơ để hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hội
  • Tư vấn Những trường hợp không được hưởng bảo hiểm thai sản
  • Hỗ trợ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động khi xảy ra tranh chấp
  • Tư vấn về các khoản bảo hiểm cho người lao động
  • Tư vấn về bảo hiểm y tế
  • Tư vấn về việc lựa chọn mua gói bảo hiểm
  • Tư vấn về bảo hiểm tai nạn lao động
  • Tư vấn về bảo hiểm khi nghỉ việc

Bài viết trên của Luật L24H đã tổng hợp những quy định của pháp luật về bảo hiểm thai sản cho người không đi làm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân hoặc có khó khăn hay thắc mắc gì về Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Lao động vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư chuyên tư vấn luật lao động tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Scores: 5 (49 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,925 bài viết

2 thoughts on “Hỗ trợ bảo hiểm thai sản cho người không đi làm năm 2024 như thế nào?

  1. mai anh says:

    e đóng bh ở cty cũ đến t2/2024 thì nghỉ việc và không đi làm tiếp tới nay là t8/2024 e đang có bầu 28w.Khi e sinh thì chỉ có chồng e được hưởng bảo hierm thai sản ơr cty chông e đang làm thôi chứ e thì không có bhts đúng không ạ????.

    • Luật L24H says:

      Cảm ơn Quý khách đặt cầu hỏi cho Luật L24H.
      Chúng tôi xin tư vấn đề của Quý khách như sau:
      Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các trường hợp được hưởng bảo hiểm thai sản bao gồm:
      (1)Lao động nữ mang thai;
      (2)Lao động nữ sinh con;
      (3)Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
      (4)Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
      (5)Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
      (6)Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
      Đối với trường hợp (2), (3) và (4) phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
      Đối với trường hợp (2) mà người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
      Người lao động đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản
      Như vậy, nếu Quý khách đáp ứng các điều kiện trong trường hợp cụ thể thì được hưởng bảo hiểm thai sản

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716