Nhập cảnh Việt Nam được phép mang bao nhiêu chai rượu năm 2024

Nhập cảnh Việt Nam được phép mang bao nhiêu chai rượu là vấn đề mà cả công dân Việt Nam và người nước ngoài khi nhập cảnh đều thắc mắc. Bài viết hôm nay Luật L24H sẽ chia sẻ đến bạn các quy định về nhập cảnh, số lượng rượu được nhập khẩu cũng như tiền thuế cho hành lý. Mời bạn xem ngay bài viết để nắm rõ hơn quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam nhé!

Nhập cảnh rượu vào Việt Nam

Nhập cảnh rượu vào Việt Nam

Quy định về hàng hóa nhập cảnh vào Việt Nam

Hàng hóa được phép nhập cảnh

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định về miễn thuế đối với hành lý của người nhập cảnh đối với các loại hàng hóa sau:

  • Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật;
  • Thuốc lá điếu: 200 điếu hoặc thuốc lá sợi: 250 gam hoặc xì gà: 20 điếu;
  • Đồ dùng cá nhân với số lượng, chủng loại phù hợp với mục đích chuyến đi;
  • Các vật phẩm khác ngoài hàng hóa quy định tại các điểm a, b, và c khoản này (không nằm trong Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc nhập khẩu có điều kiện) có tổng trị giá hải quan không quá 10.000.000 đồng Việt Nam;
  • Trường hợp vượt định mức phải nộp thuế, người nhập cảnh được chọn vật phẩm để miễn thuế trong trường hợp hành lý mang theo gồm nhiều vật phẩm.

Trên đây là các loại hàng hóa được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không phải đóng thuế. Tuy nhiên, nếu hàng hóa thuộc trường hợp vượt định mức hành lý miễn thuế thì phải khai hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa nhập khẩu trái phép.

Hàng hóa không được phép nhập cảnh

Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam được thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh Mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.

Cụ thể, danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hiện nay được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP bao gồm:

  • Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
  • Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải), đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
  • Hóa chất Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP. Hóa chất thuộc Danh Mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật hóa chất.
  • Hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, phương tiện đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng: hàng dệt may, giày dép, quần áo, điện tử, điện lạnh,…
  • Các loại sản phẩm văn hóa thuộc diện cấm phổ biến, lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến, lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy tại Việt Nam.
  • Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
  • Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam, tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính,…
  • Phương tiện vận tải tay lái bên phải (kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam), các loại ô tô, xe bốn bánh có gắn động cơ và bộ linh kiện lắp ráp bị tẩy xóa, đục sửa,…
  • Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm: máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc,…
  • Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam.
  • Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I CITES có nguồn gốc từ tự nhiên nhập khẩu vì Mục đích thương mại, mẫu vật và sản phẩm chế tác của loài: tê giác trắng (Ceratotherium simum), tê giác đen (Diceros bicomis), voi Châu Phi.
  • Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
  • Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.

Trên đây là những hàng hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần các loại hàng hóa trên để thực hiện hoạt động vì mục đích phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thì Thủ tướng Chính phủ có quyền quyết định cho phép nhập khẩu hàng hóa bị cấm vào Việt Nam.

Cấm nhập khẩu súng, đạn vào Việt Nam

Cấm nhập khẩu súng, đạn vào Việt Nam

Rượu có được nhập cảnh vào Việt Nam?

Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP về việc người nhập cảnh bằng hộ chiếu hoặc giấy tờ thay hộ chiếu (trừ giấy thông hành dùng cho việc xuất cảnh, nhập cảnh), do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngoài cấp, có hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi được miễn thuế nhập khẩu cho từng lần nhập cảnh theo định mức đối với hàng hóa là rượu được quy định sau: rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít. Đối với rượu, nếu người nhập cảnh mang nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai. Trường hợp vượt quá 01 lít thì phần vượt định mức phải nộp thuế theo quy định của pháp luật.

Vậy nên, khi nhập cảnh vào Việt Nam, cá nhân có thể mang theo rượu với định mức hành lý theo quy định pháp luật và phụ thuộc vào độ rượu..

Số lượng rượu được phép mang theo khi nhập cảnh vào Việt Nam

Căn cứ điểm i khoản 6 mục I Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 633/2016/QĐ-CHK về việc ban hành danh mục các vật phẩm nguy hiểm cấm mang theo người, hành lý lên tàu bay và danh mục vật phẩm là hàng nguy hiểm được phép mang theo người, hành lý lên tàu bay quy định số lượng rượu được phép mang theo khi nhập cảnh vào Việt Nam như sau:

  • Các loại rượu có nồng độ cồn dưới 24% sẽ được phép mang không hạn chế.
  • Các loại rượu có nồng độ cồn từ 24% – 70% chỉ được phép mang tối đa 5 lít rượu. Sản phẩm phải được chứa trong bình đựng của chính nhà sản xuất.
  • Các loại rượu có nồng độ cồn vượt quá 70% sẽ không được phép mang lên máy bay.

Như vậy, tùy vào nồng độ cồn của từng loại rượu mà số lượng rượu được phép nhập cảnh vào Việt Nam sẽ khác nhau.

Rượu có được miễn thuế khi nhập cảnh vào Việt Nam

Tương tự căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như trên, cá nhân có thể mang theo rượu và miễn thuế khi nhập cảnh vào Việt Nam nếu số lượng rượu thuộc định mức hành lý miễn thuế. Cụ thể, các loại rượu được miễn thuế gồm:

  • Rượu từ 20 độ trở lên: 1,5 lít hoặc rượu dưới 20 độ: 2,0 lít hoặc đồ uống có cồn, bia: 3,0 lít.
  • Rượu nguyên chai, bình, lọ, can (sau đây viết tắt là chai) có dung tích lớn hơn dung tích quy định nhưng không vượt quá 01 lít thì được miễn thuế cả chai.

Do đó, nếu nhập khẩu rượu vượt quá định mức trên thì người nhập cảnh phải khai với hải quan nếu không sẽ bị xem là hàng hóa nhập khẩu trái phép và bị xử phạt hành chính, phạt bổ sung và khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều 26 Nghị định 98/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại.

Thuế khi nhập khẩu rượu

Thuế khi nhập khẩu rượu

Dịch vụ tư vấn pháp luật các quy định về nhập cảnh

Với độ ngũ luật sư có tâm huyết, nhiều năm kinh nghiệm cùng với trình độ chuyên môn cao, khách hàng khi tìm đến với dịch vụ tư vấn pháp luật về nhập cảnh của Luật L24H sẽ được hỗ trợ các vấn đề:

  • Tư vấn các điều kiện, nguyên tắc, quy định khi nhập cảnh.
  • Tư vấn Thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa
  • Tư vấn các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động nhập cảnh.
  • Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam khi thực hiện hoạt động nhập cảnh.
  • Tư vấn về giấy tờ nhập cảnh và các thủ tục, quy trình xin cấp giấy tờ nhập cảnh.
  • Tư vấn các biện pháp xử lý khi vi phạm quy định về nhập cảnh vào Việt Nam
  • Hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục nhập cảnh với cơ quan Nhà nước.

>> Xem thêm: Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan

Khi cá nhân nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng rượu thuộc định mức pháp luật quy định thì sẽ được miễn thuế và nếu vượt quá định mức trên thì cần khai báo với hải quan. Bài viết trên, Luật L24H vừa chia sẻ đến bạn các loại hàng hóa được và không được phép nhập cảnh, cũng như số lượng rượu có thể mang vào Việt Nam. Nếu còn thắc mắc cần luật sư tư vấn giải đáp, hoặc cần liên hệ sử dụng Dịch vụ tư vấn thủ tục hải quan bạn có thể liên hệ chúng tôi qua Hotline 1900.633.716 để nhận được lời giải đáp từ luật sư tư vấn kịp thời miễn phí.

>>> Tham khảo thêm một số vấn đề khác khi nhập cảnh vào Việt Nam mà chúng tôi đã chia sẻ

Scores: 4.8 (27 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,849 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716