Nhận bưu kiện gửi từ nước ngoài về Việt Nam có chịu thuế không?

Bưu kiện gửi từ nước ngoài về Việt Nam có chịu thuế hay không luôn là mối quan tâm lo lắng của người dân khi có họ hàng hay bạn bè muốn gửi quà, gửi hàng hóa về Việt Nam cho gia đình. Bài viết này tôi sẽ cung cấp một số thông tin cần thiết về thuế đối với các hàng hóa từ nước ngoài cho Quý khách hàng để có thể an tâm nhận hàng gửi từ nước ngoài.

Hàng gửi từ nước ngoài chịu thuế gì

Hàng gửi từ nước ngoài chịu thuế gì

Các loại thuế phải chịu khi hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Thông thường có 3 loại thuế, phí phải chịu khi hàng từ nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam, bao gồm:

  • Thuế nhập khẩu: Theo điểm a khoản 2 Điều 37 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định việc xác định số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp đối với hàng hóa áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm được căn cứ vào số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, trị giá tính thuế, thuế suất từng mặt hàng.
  • Thuế giá trị gia tăng: Căn cứ và giá tính thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 6, Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC như sau: Thuế giá trị gia tăng = giá tính thuế X thuế suất.
  • Lệ phí hải quan được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 14/2021/TT-BTC ngày 18/02/2021 của Bộ Tài chính Hướng dẫn mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng phải đóng 3 loại thuế này mà phải tùy theo quy định của pháp luật về hạn mức

Nhận hàng từ nước ngoài về có phải nộp thuế không

Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP thì việc có phải nộp hay không nộp thuế phụ thuộc hạn mức mà pháp luật quy định.

Theo khoản 2 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, việc miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng với:

  • Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nước ngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại.
  • Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng có số lượng hoặc trị giá vượt quá định mức miễn thuế phải nộp thuế đối với phần vượt, trừ trường hợp đơn vị nhận là cơ quan, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm kinh phí hoạt động và được cơ quan có thẩm quyền cho phép tiếp nhận hoặc trường hợp vì mục đích nhân đạo, từ thiện

Trong đó, định mức miễn thuế theo quy định trên được nêu cụ thể tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 134/2016/NĐ-CP như sau:

  • Quà biếu, quà tặng từ nước ngoài gửi về Việt Nam có giá trị hải quan không quá 02 triệu đồng hoặc trên 02 triệu đồng nhưng tổng số tiền thuế phải nộp dưới 200.000 đồng được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu không quá 04 lần/năm.
  • Nếu quà tặng là thuốc, thiết bị y tế cho người bị bệnh hiểm nghèo có trị giá hải quan không vượt quá 10 triệu đồng thì được miễn thuế không quá 04 lần/năm.

Như vậy, nếu quà tặng từ nước ngoài thuộc định mức nêu trên thì sẽ được miễn thuế xuất, nhập khẩu. Nếu vượt quá thì sẽ phải nộp thuế theo quy định. Về mức thuế phải nộp với hàng hoá có giá trị vượt quá định mức được miễn thuế, độc giả có thể tra cứu mã số hàng hóa tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP.

>>>xem thêm : Phải làm gì khi bị truy thu thuế bán hàng online

Lưu ý khi gửi nhận hàng từ nước ngoài

Hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không

Theo quy định tại Nghị định số 92/2015/NĐ-CP quy định về an ninh hàng không thì đối tượng bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không chỉ nói về con người, không quy định cụ thể về đối tượng là hàng hóa nên theo những kinh nghiệm từ trước đến nay trong ngành hàng không thì có thể nêu ra được các hàng hóa bị cấm vận chuyển bằng đường hàng không bao gồm:

Mặt hàng cấm vận chuyển :

  • Đồ uống có cồn từ 70 độ trở lên và không được đem quá 1 lit đối với chuyến bay quốc tế.
  • Da động vật (không thuần hóa)
  • Mặt hàng có giá trị đặc biệt ( vd: tác phẩm nghệ thuật, đồ cổ, đá quý, vàng và bạc)
  • Súng
  • Lông thú
  • Ngà voi và những sản phẩm làm từ ngà voi
  • Động vật sống
  • Tiền và chứng từ có thể đổi thành tiền
  • Tài liệu khiêu dâm
  • Hạt giống
  • Tem có giá trị đặc biệt
  • Hành lý không có người cùng đi
  • Bình xịt hơi cay
  • Ắc quy (khối lượng trên 100 gram hoặc thể tích trên 100ml)
  • Súng hơi, súng lò xo, súng tự chế các loại
  • Các loại vật dụng khác nhưng có hình dạng như dao, súng (VD : bật lửa hình súng, hình dao…)
  • Kim loại (khối lượng trên 200gr)
  • Khí dễ bắt lửa, bình ga
  • Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính.
  • Kim loại (khối lượng trên 200g).

Hàng hóa bị cấm gửi

Theo quy định tại Điều 25 Công ước Bưu chính thế giới và các nghị định thư cuối cùng quy định về các bưu kiện cấm gửi bao gồm:

  • Bưu gửi không đáp ứng được các điều kiện đã nêu trong Công ước và các thể lệ sẽ không được chấp nhận.
  • Các chất ma tuý và kích thích thần kinh.
  • Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc các chất nguy hiểm khác hay chất phóng xạ.
  • Các vật phẩm dâm ô, đồi bại.
  • Động vật sống trừ một số loại đã được quy định trong Công ước này.
  • Các vật phẩm bị cấm nhập và cấm lưu hành trong nước nhận.
  • Các vật phẩm do bản chất hoặc do cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên hoặc làm hỏng các vật phẩm khác hoặc các thiết bị bưu chính.
  • Các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư trao đổi giữa những cá nhân không phải là người gửi, người nhận hay những người ở cùng với họ.
  • Cấm không được đưa các loại tiền kim loại, tiền giấy, chứng khoán, các loại séc du lịch bạch kim, vàng hoặc bạc đã được gia công hoặc chưa, các loại đá quý, đồ trang sức hoặc các vật phẩm có giá trị khác vào:
  1. Trong bưu phẩm không khai giá, tuy nhiên, nếu luật pháp nước gửi và nước nhận cho phép thì những vật phẩm trên vẫn có thể được gửi trong phong bì dán kín như một Bưu gửi ghi số;
  2. Trong bưu kiện không khai giá được trao đổi giữa hai nước chấp nhận mở dịch vụ bưu kiện khai giá; ngoài ra, bưu chính các nước có quyền cấm gửi vàng nén trong các bưu phẩm khai giá hoặc không khai giá đi hoặc đến lãnh thổ nước mình hoặc quá giang gửi rời qua nước đó. Các nước có quyền giới hạn giá trị thực tế đối với các loại vật phẩm này.
  • Ấn phẩm và học phẩm người mù: Không được chứa các tài liệu có tính chất thông tin hiện thời và riêng tư cá nhân; Không được chứa các tem cước phí hoặc các ấn phẩm trả cước cho dù những ấn phẩm này đã sử dụng hay chưa hoặc bất kỳ loại giấy tờ có giá trị về mặt tiền tệ.

Hàng hóa bị cấm gửi

Hàng hóa bị cấm gửi

Hàng hóa có điều kiện

Theo Phụ lục III Nghị định 69/2018/NĐ-CP một số hàng hóa muốn được vận chuyển về Việt Nam phải đáp ứng được các điều kiện chứng từ thuế và các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật, bao gồm:

  • Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền.
  • Ong, tằm, đỉa, côn trùng phục vụ nghiên cứu khoa học, vật phẩm, hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải bảo đảm để không hư hỏng, ô nhiễm bưu phẩm, bưu kiện khác.
  • Vật phẩm,hàng hóa gửi trong bưu phẩm, bưu kiện sử dụng dịch vụ máy bay phải tuân theo những quy định về an ninh hàng không.

>>>xem thêm: Thu nhập chịu thuế là gì?

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu

Theo quy định tại Luật Hải quan 2014; Nghị định 134/2016/NĐ-CP; Quyết định 911/QĐ-BTC năm 2019 thì hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu bao gồm :

Đối với hàng hoá xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập:

  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định
  • Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư
  • Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động đóng tàu, tàu biển xuất khẩu
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng
  • Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho giáo dục
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường

Hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại

  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác
  • Giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
  • Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động in, đúc tiền

Đối với hàng hóa gia công, tái chế, lắp ráp:

  • Hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản phẩm gia công xuất khẩu theo hợp đồng gia công
  • Hàng hóa xuất khẩu để gia công, sản phẩm gia công nhập khẩu theo hợp đồng gia công
  • Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan

Đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được:

  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế
  • Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nội dung số, phần mềm
  • Phụ tùng, linh kiện nhập khẩu thuộc loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ các dự án sản xuất, lắp ráp phương tiện vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt

Đối với các trường hợp khác:

  • Hàng hóa của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
  • Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh
  • Tài sản di chuyển. Quà biếu, quà tặng Hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới
  • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều ước quốc tế, hàng hóa có trị giá tối thiểu, hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh hàng hóa xuất khẩu là sản phẩm thân thiện với môi trường
  • Hàng hoá xuất khẩu là mặt hàng da trăn có nguồn gốc từ gây nuôi sinh sản
  • Hàng hoá xuất khẩu là mặt hàng trầm hương được sản xuất, tạo ra từ cây Dó bầu trồng
  • Vàng nguyên liệu xuất khẩu, nhập khẩu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Rủi ro khi nhận hàng hóa không rõ nguồn gốc từ nước ngoài

Gần đây xuất hiện nhiều hành vi lừa đảo thông qua việc lừa có hàng hóa từ nước ngoài. Thông thường các đối tượng lừa đảo sẽ tiếp cận, làm quen nạn nhân qua mạng. Sau khi chiếm được lòng tin thì các đối tượng này nói sẽ gửi quà về từ nước cho nạn nhân. Mà muốn nhận được những gói hàng này thì nạn nhân phải đóng một khoản phí, lệ phí rất lớn lên tới hơn trăm triệu. Vì vậy, độc giả khi gặp phải trường hợp tương tự cần đề phòng, hạn chế không nhận các hàng hóa không rõ nguồn gốc từ nước ngoài.

Hàng hóa không nguồn gốc xuất xứ

Hàng hóa không nguồn gốc xuất xứ

Luật sư tư vấn về thuế, phí, lệ phí

  • Tư vấn về thuế xuất nhập khẩu
  • Tư vấn về các trường hợp phải đóng thuế và mức thuế
  • Tư vấn về các vấn đề liên quan.

>>> Tham khảo thêm về : Dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan

Bài viết trên tôi đã cung cấp một số thông tin về việc nộp thuế, các trường hợp miễn thuế, rủi ro khi nhận hàng từ nước ngoài,…. Hy vọng với những thông tin mà tôi cung cấp sẽ giúp ích được cho Quý khách hàng. Nếu Quý khách hàng có thắc mắc cần giải đáp, sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật thuế qua điện thoại tổng đài 1900.633.716 Văn Phòng Luật L24H để được tư vấn cụ thể hơn.

Scores: 4.6 (48 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716