Mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền, nguy cơ, rủi ro

Mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền là hình thức mua nhà ở xã hội diễn ra nhiều trên thực tế. Vì mức giá ưu đãi, nhiều người dù không thuộc trường hợp được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước nhưng vẫn có nhu cầu sở hữu loại hình nhà ở này. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ trình bày chi tiết về hình thức mua bán nhà ở xã hội trên, mời quý bạn đọc tham khảo.

Mua nhà ở xã hội qua hợp đồng ủy quyền

Mua nhà ở xã hội qua hợp đồng ủy quyền

Những đối tượng được mua nhà ở xã hội

Căn cứ khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở.

Căn cứ Điều 49 Luật Nhà ở 2014, những đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 Luật Nhà ở 2014;
  • Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập;
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

>>Xem thêm: Giá bán nhà ở xã hội, phương pháp xác định giá bán

Điều kiện để được mua nhà ở xã hội

Căn cứ khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng được mua nhà ở xã hội cần đáp ứng ba điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập. Cụ thể như sau:

Điều kiện về nhà ở

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, xét điều kiện về nhà ở, đối tượng được mua nhà ở xã hội phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.

Điều kiện về cư trú

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, xét điều kiện về cư trú, đối tượng được mua nhà ở xã hội cần phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 (Đó là học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập)

Điều kiện về thu nhập

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 51 Luật Nhà ở 2014, xét điều kiện về thu nhập, đối tượng được mua nhà ở xã hội phải thỏa mãn điều kiện sau

  • Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Lưu ý: Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập trên.

>>Xem thêm: Mua nhà ở xã hội cần những điều kiện gì?

Rủi ro khi mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng ủy quyền

Hình thức mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng uỷ quyền

Hình thức mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng uỷ quyền

Mua nhà ở xã hội bằng hợp đồng uỷ quyền là một trong những hình thức mua nhà phổ biến hiện nay để những người không thuộc đối tượng mua có thể sở hữu nhà ở xã hội. Tuy nhiên, hình thức mua nhà ở xã hội thông qua hợp đồng uỷ quyền cũng mang lại một số rủi ro sau:

  • Người mua sẽ bị hạn chế một số quyền lợi vì hợp đồng uỷ quyền là hợp đồng có thời hạn, nếu không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm. Vì vậy, bên được uỷ quyền chỉ được thực hiện trong một thời gian nhất định mà bên uỷ quyền đã quy định.
  • Bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền và chỉ cần thông báo trước một thời gian nhất định và chi trả thù lao cho bên được uỷ quyền nếu là hợp đồng ủy quyền có thù lao (theo quy định tại Điều 569 Bộ luật dân sự 2015). Qua đó, nếu người ủy quyền đột ngột đơn phương chấm dứt hợp đồng thì người được ủy quyền không những mất nơi ở hợp pháp mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của người được ủy quyền.
  • Hợp đồng ủy quyền cũng sẽ bị coi là đương nhiên hết hiệu lực khi bên ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết. Điều này dẫn đến việc người mua sẽ mất trắng nhà dù đã thanh toán cho người bán.
  • Việc mua bán nhà bằng hợp đồng ủy quyền sẽ không đảm bảo được quyền lợi, không xác lập quyền sở hữu cho bên mua trong trường hợp bên nhận quyền (bên mua) chỉ có quyền nhân danh bên ủy quyền (bên bán) thực hiện việc quản lý, sử dụng nhà mà không được quyền nhượng quyền sở hữu nhà ở cho bên mua.
  • Khi tranh chấp về hợp đồng uỷ quyền xảy ra thì quyền lợi của người được uỷ quyền khó được đảm bảo nếu họ không thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Mua nhà ở xã hội có được cấp sổ đỏ không?

Căn cứ Điều 8, Điều 9 Luật Nhà ở năm 2014, cá nhân trong nước có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức mua nhà được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.

Đồng thời, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu khi người mua nhà đã thanh toán 100% giá trị căn hộ.

Như vậy, khi thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước và sở hữu nhà ở một cách hợp pháp, người mua nhà ở xã hội sẽ được cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà.

Cấp sổ đỏ cho nhà ở xã hội

Cấp sổ đỏ cho nhà ở xã hội

>>> Tham khảo: Nhà tình thương, nhà tình nghĩa có được cấp sổ đỏ không

Tư vấn mua nhà ở xã hội đúng luật

Dịch vụ tư vấn của Luật L24H luôn sẵn sàng giải đáp cho quý khách những thủ tục, quy định để mua nhà ở nhà ở xã hội đúng luật:

  • Tư vấn về các đối tượng, điều kiện để mua nhà ở xã hội;
  • Hướng dẫn mua lại nhà ở xã hội đúng luật;
  • Tư vấn về thủ tục cấp sổ đỏ cho nhà ở xã hội;
  • Soạn thảo văn bản, đơn từ phục vụ quá trình mua bán nhà ở xã hội;
  • Tư vấn thủ tục ủy quyền mua bán nhà đất;
  • Tư vấn thủ tục mua bán nhà đất
  • Nhận đại diện theo ủy quyền để thay mặt khách hàng thực hiện cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở xã hội và các thủ tục khác có liên quan;
  • Luật sư tham gia giải quyết đối với trường hợp xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng mua bán nhà ở xã hội.

Bài viết về những nguy cơ, rủi ro khi mua nhà ở xã hội của Luật L24H cung cấp những kiến thức pháp luật về nhà ở xã hội, những đối tượng và điều kiện để được sở hữu nhà ở xã hội. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần Dịch vụ luật sư nhà đất tư vấn, hỗ trợ, quý bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (29 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,837 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716