Hiệu lực di chúc của người nước ngoài lập tại Việt Nam

Hiệu lực di chúc của người nước ngoài lập tại Việt Nam ngày càng được nhiều người tìm hiểu vì phát sinh người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam. Việc người Việt Nam lập di chúc phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam trong khi người nước ngoài sẽ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia nào khi lập di chúc tại Việt Nam để lại cho con mình, sẽ được giải đáp cho quý độc giả qua bài viết sau đây.

Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam

Người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam

Quy định về di chúc có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Bên cạnh đó, tại Điều 663 quy định rằng Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
  • Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài

Do đó, để xác định di chúc có yếu tố nước ngoài khi và chỉ khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Người thực hiện để lại di sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.
  • Người thừa kế tài sản đó là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư tại nước ngoài.
  • Tài sản thừa kế đang ở nước ngoài.

Người nước ngoài có được lập di chúc tại Việt Nam không?

Người nước ngoài có được lập di chúc tại VN không

Người nước ngoài có được lập di chúc tại VN không

Theo quy định tại Điều 625 BLDS 2015 quy định về Người lập di chúc là người thành niên, minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc và không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.

Bên cạnh đó, Điều 681 quy định Hình thức của di chúc được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.

Do đó, không hề có điều khoản nào cấm người nước ngoài không được lập di chúc tại Việt Nam.

Hiệu lực di chúc của người nước ngoài lập tại Việt Nam

Về năng lực lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc

Căn cứ khoản 1 Điều 681 BLDS 2015 quy định rằng Năng lực lập di chúc, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc được xác định theo pháp luật của nước mà người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập, thay đổi hoặc hủy bỏ di chúc.

Do đó, pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng để xác định năng lực chủ thể lập di chúc khi người đó là người nước ngoài và tiến hành lập di chúc tại Việt Nam mà pháp luật nơi người đó có quốc tịch sẽ áp dụng.

Trường hợp không xác định được quốc tịch cụ thể hoặc là người có nhiều quốc tịch thì sẽ áp dụng Điều 672 BLDS 2015 về Căn cứ xác định pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch, người có nhiều quốc tịch.

Cần lưu ý rằng nếu quốc gia của người nước ngoài và Việt Nam có Điều Ước quốc tế thì sẽ được ưu tiên áp dụng theo quy định tại Điều 664 BLDS 2015.

Về hình thức của di chúc

Di chúc bằng văn bản khá phổ biến

Di chúc bằng văn bản khá phổ biến

Căn cứ khoản 2 Điều 681 BLDS 2015 quy định rằng Hình thức của di chúc có yếu tố nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước nơi di chúc được lập.

Do đó, nếu như người nước ngoài lập di chúc tại Việt Nam thì về mặt hình thức của di chúc sẽ phải tuân thủ theo quy định tại Việt Nam. Cụ thể, theo quy định tại Điều 630 BLDS 2015, di chúc được coi là hợp pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Người lập di chúc phải trong trạng thái tinh thần minh mẫn, sáng suốt; đảm bảo không bị lừa dối, đe dọa, hay cưỡng ép.
  • Nội dung của di chúc không vi phạm các điều cấm của luật, không được trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của di chúc không trái với quy định của pháp luật.

Theo đó hình thức của di chúc theo pháp luật Việt Nam gồm dưới dạng hình thức bằng văn bản hoặc di chúc bằng miệng.

Theo quy định tại Điều 628 BLDS 2015 thì Di chúc bằng văn bản hợp pháp khi tồn tại dưới dạng:

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có công chứng.
  • Di chúc bằng văn bản có chứng thực.

Theo quy định tại Điều 629 BLDS 2015, Di chúc miệng chỉ hợp pháp khi:

  • Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
  • Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.

Như vậy, để di chúc đó có hiệu lực tại Việt Nam thì bắt buộc phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và năng lực pháp luật của người lập di chúc phải phù hợp theo pháp luật của nước người đó có quốc tịch.

Lưu ý về tài sản của người nước ngoài khi lập di chúc tại Việt Nam

Tài sản là nhà ở

Theo quy định tại Điều 8 Luật Nhà ở 2014 thì tài sản là nhà ở của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở thì khi đó mới có thể đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, cụ thể điều kiện có thể rút ra từ Điều 8 như sau:

  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
  • Người nước ngoài phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật
  • Người nước ngoài phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án.
  • Có nhà ở hợp pháp.

Tài sản là đất ở

Theo quy định tại Điều 186 Luật đất đai năm 2013, đối tượng sau sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam khi nhận thừa kế theo di chúc:

  • Người nước ngoài.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không được nhập cảnh vào Việt Nam.

Những chủ thể trên chỉ được hưởng giá trị của nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở khi nhận thừa kế nhưng được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế cho người khác.

Tài sản là tiền mặt

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/8/2011 của Ngân hàng nhà nước quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt, của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh, quy định tài sản thừa kế theo di chúc là tiền mặt mà người hưởng di sản muốn mang theo ra nước ngoài thì phải khai báo Hải quan cửa khẩu, cụ thể số tiền phải lớn hơn 5000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương hoặc trên 15 triệu Việt Nam đồng.

Tư vấn về thừa kế có yếu tố nước ngoài

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế.
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
  • Tư vấn các vấn đề khác liên quan đến thừa kế di sản.
  • Soạn thảo các văn bản liên quan đến thừa kế theo yêu cầu khách hàng;
  • Đại diện thực hiện giải quyết các vấn đề về thừa kế.

>> Xem thêm: Đang ở nước ngoài có thể chứng thực văn bản từ chối nhận thừa kế không

Như vậy, người nước ngoài muốn lập di chúc tại Việt Nam vừa phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam vừa phải chịu sự điều chỉnh của quốc gia nơi họ có quốc tịch. Bên cạnh đó, việc người nước ngoài thừa hưởng di sản cũng cần phải lưu ý một số điều như đã đề cập trên. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần LUẬT SƯ THỪA KẾ TƯ VẤN trực tuyến miễn phí, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.633.716 để được Luật sư thừa kế lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn

Scores: 4.8 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,954 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716