Hàng xóm không tạo điều kiện, cản trở xây nhà xử lý như thế nào?

Hàng xóm không tạo điều kiện, cản trở xây nhà đây được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định của pháp luật.  Hành vi cản trở xây nhà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ của hành vi. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc các thông tin liên quan, hướng xử lý khi hàng xóm cố tình không tạo điều kiện xây nhà.

Hàng xóm cản trở xây nhà

Hàng xóm cản trở xây nhà

Xây nhà có phải xin phép hàng xóm không?

Điều 174 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau:

  • Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn
  • Không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định
  • Không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Với quy định trên, khi xây nhà chủ sở hữu phải tôn trọng các quy tắc xây dựng nêu trên

Căn cứ khoản 1, Điều 95 Luật xây dựng 2020, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định về việc phải xin phép hàng xóm khi xây nhà. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề  và các giấy tờ nói trên khi tiến hành xin giấy phép xây dựng.

Hành vi cản trở xây nhà có bị xử lý theo pháp luật?

Gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thậm chí có thể gây ra thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, xâm phạm đến quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì thế, khi chủ nhà có đầy đủ các giấy tờ, thủ tục và được cơ quan chức năng cho phép xây dựng nhà, nếu một cá nhân hay tổ chức nào có hành vi cản trở xây nhà làm ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của chủ nhà thì có thể xem là đang có hành vi gây rối trật tự công cộng.

Tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm khác nhau, hành vi cản trở xây nhà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ Điều 5, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ban hành ngày 12/11/2013 của Chính Phủ, vi phạm quy định về trật tự công cộng sẽ bị xử phạt. Cụ thể như sau:

  • Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác
  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng
  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ

Căn cứ Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Thứ nhất, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Thứ hai, phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
  • Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
  • Xúi giục người khác gây rối;
  • Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Như vậy, hành vi cản trở xây nhà có thể được xem là hành vi gây rối trật tự công cộng, vì thế có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi.

Hành vi cản trở xây nhà

 Hành vi cản trở xây nhà

Hàng xóm không cho trát tường, cản trở xây nhà hợp pháp giải quyết làm sao?

Điều 245 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền đối với bất động sản liền kề là quyền được thực hiện trên một bất động sản nhằm phục vụ cho việc khai thác một bất động sản khác thuộc quyền sở hữu của người khác

Việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề theo thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 248 Bộ luật Dân sự 2015:

  • Bảo đảm nhu cầu hợp lý của việc khai thác bất động sản hưởng quyền phù hợp với mục đích sử dụng của cả bất động sản hưởng quyền và bất động sản chịu hưởng quyền.
  • Không được lạm dụng quyền đối với bất động sản chịu hưởng quyền.
  • Không được thực hiện hành vi ngăn cản hoặc làm cho việc thực hiện quyền đối với bất động sản hưởng quyền trở nên khó khăn.

Với quy định trên, chủ nhà có nhu cầu trát tường thì chủ sở hữu bất động sản liền kề phải có trách nhiệm đáp ứng quyền sử dụng bất động sản bất liền kề. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề phải theo nguyên tắc nêu trên.

Nếu hàng xóm không cho trát tường, cản trở xây dựng nhà hợp pháp thì trước tiên chủ nhà cần chủ động thương lượng, thỏa thuận với hàng xóm để thực hiện quyền đối với bất động sản liền kề. Trường hợp không thương lượng được, chủ nhà có thể gửi đơn khiếu nại tới Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc khởi kiện tới Tòa án quận/huyện để đảm bảo quyền lợi của mình

>>Xem thêm trường hợp hàng xóm thường hay cản trở xây nhà: Xây nhà có được mở cửa sổ sang nhà hàng xóm

Xử lý thế nào khi xây nhà làm nứt tường nhà liền kề?

Khi cất nhà thì ngoài các quy định về thủ tục, hồ sơ chủ nhà còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ trong xây dựng; cụ thể tại Điều 174 BLDS 2015 đã quy định về nghĩa vụ tôn trọng quy tắc xây dựng như sau: Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản phải tuân theo pháp luật về xây dựng, bảo đảm an toàn, không được xây vượt quá độ cao, khoảng cách mà pháp luật về xây dựng quy định và không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, người có quyền khác đối với tài sản là bất động sản liền kề và xung quanh.

Theo khoản 1 Điều 584 BLDS 2015, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Căn cứ Điều 605 Bộ luật Dân sự 2015 thì chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác. Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.

Bộ luật Dân sự chỉ quy định về trách nhiệm bồi thường, không quy định về mức bồi thường cụ thể đối với hành vi xây nhà làm nứt tường nhà liền kề. Mức bồi thường và hình thức bồi thường sẽ do các bên thỏa thuận.

Bên cạnh đó, Căn cứ khoản 2 Điều 31 Nghị định 16/2022/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 28/01/2022 của Chính Phủ, xử phạt đối với vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình vi phạm quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng gây lún, nứt hoặc hư hỏng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình lân cận hoặc gây sụp đổ hoặc có nguy cơ gây sụp đổ công trình lân cận nhưng không gây thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của người khác như sau: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

Như vậy, hành vi xây nhà làm nứt tường nhà liền kề có thể bị xử phạt hành chính đến 40 triệu đồng.

Xây nhà làm nứt tường nhà hàng xóm

Xây nhà làm nứt tường nhà hàng xóm

Luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp với hàng xóm.

Với dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp với hàng xóm trong quá trình xây nhà, Luật L24H sẽ thực hiện các công việc sau đây:

Như vậy, hành vi không tạo điều kiện hay cản trở xây nhà là những hành vi trái pháp luật sẽ bị xử lý theo các quy định xử phạt của pháp luật. Nếu xây nhà làm lún nhà, nghiêng nhà, nứt tường nhà hàng xóm gây các thiệt hại khác thì phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường. Bài viết trên đây, Luật L24H đã cung cấp các thông tin liên quan, nếu quý khách còn có thắc mắc cần luật sư tư vấn luật xây dựng, tư vấn giải quyết tranh chấp dân sự do hàng xóm không tạo điều kiện xây nhà, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua 1900.633.716  để được hỗ trợ kịp thời hiệu quả

Scores: 4.8 (32 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716