Hồ sơ, thủ tục hoàn công công trình xây dựng mới năm 2024

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình. Hoàn công công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự thủ tục quy trình của pháp luật. Bài viết dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp đến bạn đọc những quy định pháp luật liên quan đến hồ sơ giấy tờ, quy trình hoàn công công trình xây dựng.

Thủ tục thực hiện hoàn công công trình xây dựng

Thủ tục thực hiện hoàn công công trình xây dựng

Hoàn công công trình xây dựng là gì?

  • Hoàn công công trình xây dựng là một thủ tục hành chính trong hoạt động xây dựng công trình.
  • Hoàn công công trình để thực hiện xác nhận khi bên đầu tư, thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp giấy phép xây dựng và đã thực hiện xong việc thi công có nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.

Trường hợp được miễn phép hoàn công xây dựng

Trường hợp miễn hoàn công xây dựng

Trường hợp miễn hoàn công xây dựng

Đối với những công trình được cấp giấy phép xây dựng, thủ tục hoàn công công trình xây dựng, nhà ở là thủ tục bắt buộc. Những công trình không phải xin giấy phép xây dựng sẽ không cần thực hiện các thủ tục hoàn công xây dựng.

Theo đó, các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng sẽ được miễn phép hoàn công, quy định tại Khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi bổ sung 2020:

  • Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
  • Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
  • Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
  • Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;
  • Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo; công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;
  • Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo quy định của Luật này;
  • Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng; trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;
  • Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại các điểm b, e, g, h và i khoản này, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản này có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

Thủ tục hoàn công công trình xây dựng

Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng gồm những gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, hồ sơ hoàn thành công trình là tập hợp các hồ sơ, tài liệu có liên quan tới quá trình đầu tư xây dựng công trình cần được lưu lại khi đưa công trình vào sử dụng.

Tại Điều 26 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, chủ đầu tư phải tổ chức lập hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng theo quy định tại Phụ lục VIb Nghị định này trước khi đưa hạng mục công trình hoặc công trình vào khai thác, vận hành. Theo đó, gồm 03 danh mục hồ sơ hoàn thành công trình:

  • Hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng;
  • Hồ sơ khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình;
  • Hồ sơ quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình.

>>> Thao khảo thêm: Quy định về cấp giấy phép xây dựng

Trình tự, thủ tục thực hiện hoàn công

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hoàn công công trình xây dựng

Chủ đầu tư chuẩn bị bộ hồ sơ hợp lệ bao gồm toàn bộ các tài liệu đã nêu trên  để nộp cho cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành kiểm tra công trình không phân biệt nguồn vốn đầu tư thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ theo quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này bao gồm: công trình do Thủ tướng Chính phủ giao, công trình cấp đặc biệt, công trình cấp I, công trình nằm trên địa bàn hành chính của 02 tỉnh trở lên; trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b1 khoản này và công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra công trình thuộc dự án được đầu tư bằng nguồn vốn đầu tư công do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố quyết định đầu tư hoặc phân cấp, ủy quyền quyết định đầu tư, trừ các công trình quy định tại điểm a khoản này;”.
  • Cơ quan chuyên môn về xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiểm tra các loại công trình xây dựng trên địa bàn thuộc trách nhiệm quản lý theo quy định tại khoản 4 Điều 52 Nghị định này, trừ các công trình quy định tại điểm a, điểm b khoản này; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp thực hiện kiểm tra công tác nghiệm thu cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
  • Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về thẩm quyền thực hiện kiểm tra đối với các công trình phục vụ quốc phòng, an ninh;
  • Trong trường hợp dự án đầu tư xây dựng công trình gồm nhiều công trình, hạng mục công trình có loại và cấp khác nhau thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thì cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện kiểm tra là cơ quan có trách nhiệm thực hiện kiểm tra đối với công trình, hạng mục công trình chính có cấp cao nhất của dự án đầu tư xây dựng công trình.

(CSPL: Khoản 2 Điều 24 Nghị định 06/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 35/2023/NĐ-CP)

Bước 3: Tiếp nhận, kiểm tra, giải quyết và trả kết quả hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hoàn công công trình xây dựng, kiểm tra, đánh giá hồ sơ xem đã hợp lệ hay chưa. Tiến hành thẩm định, kiểm tra, đánh giá hồ sơ hoàn công công trình xây dựng, nếu hồ sơ đạt yêu cầu và tuân theo các điều kiện trước khi công trình được đưa vào sử dụng thì hồ sơ hoàn công công trình xây dựng sẽ được cơ quan có thẩm quyền ký quyết định chấp thuận hoàn công công trình xây dựng cho chủ đầu tư.

Không thực hiện hoàn công có bị xử phạt không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về thời gian hoàn công công trình xây dựng nên chưa có cơ sở để xác định việc xử phạt khi không thực hiện hoàn công.

Tuy nhiên, việc chưa làm thủ tục hoàn công xây dựng nhà ở sẽ làm hạn chế quyền của người sở hữu nhà ở như mua bán, chuyển nhượng nhà ở,… thậm chí là có nguy cơ bị thu hồi.

Tư vấn về thủ tục hoàn công công trình xây dựng

Tư vấn thủ tục hoàn công công trình xây dựng

Tư vấn thủ tục hoàn công công trình xây dựng

 

  • Tư vấn, phân tích các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến hoàn công công trình xây dựng;
  • Tư vấn thủ tục hoàn công công trình xây dựng;
  • Tư vấn, hỗ trợ hoàn thiện về hồ sơ hoàn công công trình xây dựng;
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác.

>>> Xem thêm: Tư vấn xin giấy phép xây dựng nhà ở

Trên đây là tư vấn từ Luật L24H về quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục hoàn công công trình xây dựng. Nắm rõ quy trình, hồ sơ hoàn công để tránh rủi ro sau này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hoặc cần luật sư tư vấn xây dựng, giải đáp về hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoàn công công trình xây dựng quý khách vui lòng gọi điện qua hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được để được tư vấn hỗ trợ kịp thời.

Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.6 (24 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,839 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716