Quy định cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM năm 2024 như thế nào?

Quy định cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM là vấn đề được nhiều người quan tâm khi mà TPHCM là một trong những thành phố có tốc độ xây dựng nhà cửa, công trình cao nhất cả nước. Theo quy định, người dân cần xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở trong các trường hợp luật định. Bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý khách hàng quy định pháp luật về việc cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM năm 2024 và thủ tục xin giấy phép.

Quy định cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM

Quy định cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM

Quy định về cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM năm 2024

Giấy phép xây dựng nhà ở là gì?

Căn cứ khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020) (sau đây gọi là Luật Xây dựng 2014) quy định giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.

Có 4 loại giấy phép xây dựng (khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014):

  • Giấy phép xây dựng mới
  • Giấy phép sửa chữa, cải tạo
  • Giấy phép di dời công trình
  • Giấy phép xây dựng có thời hạn

Như vậy, giấy phép xây dựng nhà ở là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời nhà ở và xây dựng nhà ở có thời hạn.

Khi nào cần xin giấy phép xây dựng nhà ở?

Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014, người dân ở TPHCM khi xây dựng nhà ở phải xin giấy phép xây dựng nhà ở trước khi khởi công xây dựng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

>>Xem thêm: Các bước xin giấy phép xây dựng nhà ở

Điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở?

Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 93 Luật Xây dựng 2014, điều kiện cấp giấy phép xây dựng nhà ở TPHCM như sau:

  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch tư – văn hóa, bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Có thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ theo quy định;
  • Có hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng hợp lệ;
  • Đối với nhà ở riêng lẻ thuộc khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng thì còn phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 94 Luật Xây dựng 2014, nếu nhà ở sẽ được xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước thì người dân có thể xin giấy phép xây dựng có thời hạn nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Phù hợp với quy mô công trình do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho từng khu vực và thời hạn tồn tại của công trình theo kế hoạch thực hiện quy hoạch phân khu xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết, quy hoạch chi tiết xây dựng khu chức năng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Phù hợp với mục đích sử dụng đất được xác định tại giấy tờ hợp pháp về đất đai của người đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn;
  • Khi hết thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn và cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất, chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình, nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ. Trường hợp quá thời hạn này mà quy hoạch xây dựng chưa thực hiện được, chủ đầu tư được tiếp tục sử dụng công trình cho đến khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất. Việc hỗ trợ khi phá dỡ được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
  • Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử – văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh;
  • Có thiết kế xây dựng nhà ở riêng lệ theo quy định;
  • Có hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng hợp lệ;
  • Phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng, thiết kế đô thị thì phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Được cấp giấy phép xây dựng chỉ khi thỏa mãn điều kiện luật định

Được cấp giấy phép xây dựng chỉ khi thỏa mãn điều kiện luật định

>> Xem thêm: Quy định về cấp giấy phép xây dựng

Trình tự, thủ tục xin cấp phép xây dựng nhà ở tại TPHCM như thế nào?

Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 95 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép xây dựng;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Bản vẽ thiết kế xây dựng;
  • Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề thì phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.

Theo quy định tại Điều 96 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình;
  • Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định pháp luật;
  • Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.

Theo quy định tại Điều 97 Luật Xây dựng 2014 quy định hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với di dời nhà ở bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép di dời công trình;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về sở hữu công trình theo quy định pháp luật;
  • Bản vẽ hoàn công công trình (nếu có) hoặc bản vẽ thiết kế mô tả thực trạng công trình được di dời, gồm mặt bằng, mặt cắt móng và bản vẽ kết cấu chịu lực chính; bản vẽ tổng mặt bằng địa điểm công trình sẽ được di dời; bản vẽ mặt bằng; mặt cắt móng tại địa điểm công trình sẽ di dời đến;
  • Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực thực hiện;
  • Phương án di dời do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thực hiện.

Như vậy, ứng với mỗi tính chất của giấy phép xây dựng thì hồ sơ sẽ khác nhau.

Cơ quan có thẩm quyền

Căn cứ khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Như vậy, người dân xây nhà ở riêng lẻ ở Thành phố Hồ Chí Minh có thể nộp hồ sơ đến Ủy ban Nhân dân cấp huyện.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở như sau:

  1. Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng nhà ở.
  2. Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của UBND tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì người nộp hồ sơ nộp bổ sung giấy tờ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì người nộp hồ sơ sẽ được nhận giấy biên nhận.
  3. Bước 3: Người nộp hồ sơ đến nơi tiếp nhận hồ sơ theo thời gian ghi trong giấy biên nhận để nhận kết quả và nộp lệ phí.

Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM năm 2024

Một số lĩnh vực luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở TPHCM:

  • Tư vấn, hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề nghị xin cấp phép xây dựng nhà ở
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh có liên quan trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở
  • Tư vấn các trường hợp miễn cấp phép xây dựng nhà ở và điều kiện cấp phép xây dựng nhà ở
  • Tư vấn trình tự, thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hành chính phát sinh trong quá trình đề nghị cấp phép xây dựng nhà ở

Luật sư tư vấn thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở

Luật sư tư vấn thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở

Như vậy, trước khi xây dựng nhà ở TPHCM thì chủ đầu tư phải xin cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng nhà ở, trừ trường hợp được miễn. Hồ sơ, thủ tục cấp phép phải đầy đủ, có trình tự và tuân thủ quy định pháp luật. Bài viết này Luật L24H đã viết. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào luật sư sư tư vấn luật xây dựng tư vấn, vui lòng liên hệ chúng tôi qua số điện thoại tổng đài: 1900633716 để được Luật sư tư vấn trực tiếp tư vấn miễn phí.

Scores: 4.5 (38 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716