Giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế như thế nào?

Giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế là vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiều quy định pháp luật. Quá trình giải quyết cần xem xét các yếu tố như thời điểm thu hồi đất, đối tượng được bồi thường, và thủ tục khai nhận di sản. Bài viết trình bày các trường hợp được bồi thường, quyền của người thừa kế, và quy trình giải quyết tranh chấp. Những thông tin này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề pháp lý liên quan đến bồi thường đất đai và thừa kế.

tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế

 

tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế

Các trường hợp thu hồi đất được bồi thường

Theo quy định tại khoản 1 Điều 95 Luật Đất đai 2024 quy định cụ thể các trường hợp được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nêu rõ đối tượng được bồi thường bao gồm:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hằng năm;
  • Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là chùa, đình, đền, miếu, am, nhà thờ họ, công trình tín ngưỡng khác; đất nông nghiệp quy định tại khoản 4 Điều 178 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng;
  • Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này;
  • Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước cho phép hoạt động đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê; không phải là đất nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 trở về sau;
  • Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế;
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Tổ chức kinh tế, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

>>> Xem thêm: Trình tự thủ tục bồi thường thu hồi đất

Người thừa kế có được hưởng tiền bồi thường đất khi đất bị thu hồi không?

Theo quy định của pháp luật, người thừa kế có quyền hưởng tiền bồi thường đất khi đất bị thu hồi trong trường hợp người sở hữu quyền sử dụng đất đã mất. Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di sản thừa kế bao gồm tài sản riêng của người chết. Do đó, tiền bồi thường từ đất bị thu hồi của người để lại thừa kế vẫn được xem là phần tài sản của người đó khi chia di sản thừa kế. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình trong đó bao gồm cả phần tiền bồi thường khi đất bị thu hồi, số tiền này được coi là di sản thừa kế. 

Tuy nhiên, cần lưu ý nếu người sử dụng đất không thuộc đối tượng được đền bù khi thu hồi đất, người thừa kế cũng không được nhận tiền bồi thường.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường quyền sử dụng đất

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường quyền sử dụng đất

Khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường quyền sử dụng đất

Theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật.

Căn cứ vào thời điểm thu hồi đất mà di sản được xác định là đất hay là tiền bồi thường đất. Thông thường các tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất thường phát sinh khi người để lại di sản chết trước thời điểm thu hồi đất.

Theo quy định tại Điều 58 Luật Công chứng 2014, để khai nhận di sản thừa kế là tiền bồi thường quyền sử dụng đất, người thừa kế cần thực hiện quy trình gồm ba bước chính:

1. Đầu tiên, cần làm thủ tục khai nhận di sản tại phòng Công chứng nơi có đất theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014.

Hồ sơ cần chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế.
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế và các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế như di chúc, giấy khai sinh, …

2. Bước tiếp theo là Công chứng viên sẽ kiểm tra hồ sơ nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định theo khoản 3 Điều 57 Luật Công chứng 2014.

3. Tiếp đó, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản khai nhận di sản.  Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP. 

Tham khảo thêm về: Thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

Giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất là di sản thừa kế

Khi phát sinh tranh chấp về tiền bồi thường đất là di sản thừa kế, các bên liên quan nên ưu tiên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và giữ được mối quan hệ giữa các bên. Trong quá trình hòa giải, các bên có thể tự thỏa thuận hoặc nhờ sự trợ giúp của cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu hòa giải không thành công, các bên có quyền đưa vụ việc ra Tòa án để giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi khởi kiện, người khởi kiện cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi của mình trước Tòa án.

Hòa giải

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024.

Do đó, đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc phải hòa giải, còn các tranh chấp đất đai khác thì không bắt buộc hòa giải. 

Như vậy, đối với tranh chấp về tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế sẽ không bắt buộc hòa giải mà trên tinh thần tự nguyện của đôi bên.

>>> Xem thêm: Vai trò của UBND cấp xã trong hòa giải tranh chấp đất đai

Khởi kiện

Nếu hòa giải không thành công, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết tranh chấp. Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, tranh chấp thừa kế tiền bồi thường đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án và theo điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 tranh chấp tại Điều 26 Bộ luật này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa Án nhân dân cấp huyện. 

Thêm vào đó theo quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015, Tòa án nơi bị đơn cư trú hoặc trong trường hợp các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc nơi nguyên đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu số 23-DS ban hành kèm Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;
  • Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
  • Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.

Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tòa án như sau:

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện (khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
  • Trong thời hạn 07 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ Thẩm phán thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho người khởi kiện (khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).
  • Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.

Thời hiệu khởi kiện

Thời hiệu khởi kiện là yếu tố quan trọng cần lưu ý khi giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 154 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Ngoài ra, các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 bao gồm:

  • Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.
  • Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.
  • Trường hợp khác do luật quy định.

Do đó, đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ không áp dụng thời hiệu, tuy nhiên đối với tranh chấp về tiền bồi thường vẫn áp dụng thời hiệu như quy định. Việc khởi kiện sớm sẽ giúp bảo vệ quyền lợi tốt hơn và tránh những khó khăn trong việc thu thập chứng cứ sau một thời gian dài.

Tranh chấp về tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế có bắt buộc hòa giải không

Tranh chấp về tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế có bắt buộc hòa giải không?

Xem thêm: Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đất đai là bao lâu

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế

Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế bao gồm các hạng mục sau:

Phân tích tình huống pháp lý:

  • Xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế.
  • Xác định thời hiệu khởi kiện và thẩm quyền giải quyết.

Tư vấn khởi kiện tranh chấp tiền bồi thường đất từ di sản thừa kế:

  • Soạn thảo đơn khởi kiện
  • Thu thập và đánh giá chứng cứ
  • Đại diện theo uỷ quyền tham gia quá trình tố tụng

Tiền bồi thường về đất từ di sản thừa kế là một khoản tiền không hề nhỏ đối với những thửa đất có giá trị lớn. Vì vậy, khi xảy ra tranh chấp đòi hỏi các bên cần bình tĩnh và giải quyết theo trình tự, thủ tục quy định để vừa có thể nhận được tiền bồi thường, vừa đẩy nhanh quá trình xử lý. Để được hỗ trợ chuyên nghiệp, Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 1900633716 để được Luật sư Đất đai tư vấn chi tiết. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng trong mọi bước của quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của Quý khách hàng được bảo vệ tốt nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,943 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716