Thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

Thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi là vấn đề mà ngày nay các đồng thừa kế khi hưởng di sản thừa kế đang quan tâm đến. Như vậy, về cách giải quyết, trình tự, thủ tục giải quyết khi có di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi sẽ được trình bày trong bài viết. Sau đây là những nội dung cơ bản về vấn đề trên.

Thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

Thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

Thu hồi đất được bồi thường trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 75 Luật Đất đai 2013 về điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi về đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:

  • Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 77 của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  • Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  • Tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  • Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
  • Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê; cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.

Như vậy theo Điều 74 Luật Đất đai 2013, nếu đủ các điều kiện trên thì hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mới có thể được bồi thường theo Điều 76, 77, 78, 79, 80, 81 của Luật này khi bị nhà nước thu hồi đất.

Chia thừa kế di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

Thừa kế theo di chúc

Trường hợp người chết để lại di chúc theo đúng quy định của pháp luật thì di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc. Đối với trường hợp di sản được chia theo di chúc là đất bị thu hồi sẽ được giải quyết như sau:

Thứ nhất, trường hợp đất bị thu hồi trước thời điểm mở thừa kế thì theo Khoản 3 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Như vậy, với quy định trên thì phần di chúc về phần đất bị thu hồi sẽ không có hiệu lực. Do đó, phần bồi thường về đất bị thu hồi của nhà nước sẽ trở thành di sản của người chết không nằm trong di chúc nên sẽ được chia theo pháp luật theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 đối với trường hợp không có di chúc.

Thứ hai, trường hợp đất bị thu hồi sau thời điểm mở thừa kế thì theo Khoản 1 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Do đó, ngay tại thời điểm mở thừa kế đất chưa bị thu hồi nên sẽ được chia theo di chúc cho người thừa kế mảnh đất theo di chúc, sau khi mảnh đất bị thu hồi thì người thừa kế mảnh đất theo di chúc sẽ được nhận phần bồi thường về đất.

Di chúc có hiệu lực khi bị thu hồi đất trước mở thừa kế?

Di chúc có hiệu lực khi bị thu hồi đất trước mở thừa kế?

Thừa kế theo pháp luật

Đối với trường hợp người chết không để lại di chúc đối với phần đất bị thu hồi thì khi đất bị thu hồi phần bồi thường về đất sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, trường hợp đất bị thu hồi là di sản thừa kế không có di chúc thì phần bồi thường về đất sẽ được chia theo quy định trên.

Thủ tục khai nhận di sản là nhà đất bị thu hồi

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ khai nhận di sản bao gồm:

  • Di chúc.
  • Phiếu yêu cầu công chứng.
  • Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết,…).
  • Giấy chứng nhậnquyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
  • Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…).
  • Những giấy tờ khác (giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh,…

Bước 2: Sau khi nộp hồ sơ, công chứng viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra hồ sơ của người khai nhận và tiến hành công chứng văn bản khai nhận di sản

Bước 3: Sau khi hồ sơ được tiếp nhận, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết theo Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Bước 4: Sau khi nhận được niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì tổ chức hành nghề công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ và hướng dẫn người khai nhận di sản ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Bước 5:  Công chứng viên ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận. Sau khi ký xong, sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người khai nhận.

Thủ tục khai nhận di sản

Thủ tục khai nhận di sản

>>> Xem thêm: Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế là nhà đất bị thu hồi

  • Tư vấn hướng giải quyết về phân chia di sản thừa kế.
  • Tư vấn thủ tục phân chia di sản thừa kế.
  • Soạn thảo văn bản, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp về di sản thừa kế.
  • Thực hiện các công việc về soạn thảo văn bản liên quan đến việc khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu chứng cứ đầy đủ.
  • Nhận ủy quyền tham gia tố tụng để thực hiện các công việc công chứng, làm việc với cơ quan nhà nước,…
  • Nhận kết quả

>>> Xem thêm: Cách chia thừa kế đất hộ gia đình

Như vậy, đối với di sản thừa kế là đất bị thu hồi thì theo từng trường hợp mà pháp luật có những quy định về vấn đề này. Bài viết cũng đã phần nào cung cấp được các nội dung về các trường hợp bị thu hồi đất, di sản thừa kế là đất bị thu hồi. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên, cần luật sư thừa kế, luật sư đất đai tư vấn hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được các luật sư hỗ trợ giải đáp kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716