Điều kiện xin hưởng án treo phạm tội trốn thuế

Điều kiện xin hưởng án treo phạm tội trốn thuế, là những điều kiện để người phạm tội trốn thuế được miễn chấp hành án phạt tù. Theo đó, các điều kiện để hưởng án treo được quy định tại Bộ luật Hình sự và người phạm tội trốn thuế phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định. Để hiểu rõ về những điều kiện để được xử án treo mời quý bạn đọc theo dõi bài đọc dưới đây

Các điều kiện để xin hưởng án treo tội trốn thuế

Các điều kiện để xin hưởng án treo tội trốn thuế

Quy định về tội trốn thuế

Cấu thành tội phạm

Căn cứ Điều 200 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cấu thành tội trốn thuế như sau:

Thứ nhất, mặt khách thể

Tội trốn thuế xâm phạm chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu ngân sách của nhà nước

Thứ hai, mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội trốn thuế là bằng các thủ đoạn luật định để giảm hoặc không đóng phần thuế lẽ ra phải đóng cho nhà nước. Thủ đoạn trốn thuế được quy định từ điểm a đến điểm j khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Hành vi trốn thuế chỉ cấu thành tội phạm trong trường hợp sau:

  • Trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
  • Hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Thứ ba, mặt chủ thể

Chủ thể của tội trốn thuế là người có năng lực trách nhiệm hình sự  và  đủ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm về mọi tội phạm hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự

Thứ tư, mặt chủ quan

Tội phạm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi trốn là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó

Trên đây, là các dấu hiệu cấu thành tội trốn thuế. Nếu cá nhân, pháp nhân thương mại có thực hiện hành vi trốn thuế mà có đủ các dấu hiệu kể trên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trốn thuế.

>>>Xem thêm: Tội trốn thuế theo quy định điều 200 của bộ luật hình sự

Khung hình phạt

Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 với mức hình phạt như sau:

  1. Đối với cá nhân

Khung 1: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, khi thực hiện một trong các hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;
  • Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;
  • Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;
  • Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 của Bộ luật này;
  • Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Tái phạm nguy hiểm.

 Khung 3: Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  1. Đối với pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:

  • Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.
  • Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
  • Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015(sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
  • Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Đây là hình phạt cho tội trốn thuế có thể bao gồm tiền phạt hoặc phạt tù, dựa trên số tiền thuế trốn, sẽ có mức hình phạt cho mỗi trường hợp khác nhau.

Hình phạt đối với tội trốn thuế

Hình phạt đối với tội trốn thuế

>>>Xem thêm: Khung hình phạt pháp nhân thương mại đối với tội trốn thuế

Các điều kiện xin hưởng án treo phạm tội trốn thuế

Người vi phạm tội trốn thuế có thể xin được hưởng án treo. Tuy nhiên người đó cần phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ–HĐTP sửa đổi, bổ sung tại điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP như sau:

Thứ nhất, bị xử phạt tù không quá 03 năm.

Thứ hai, có nhân thân tốt

Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

  • Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
  • Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
  • Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

Thứ ba, có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

Thứ tư, có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

  • Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
  • Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Thứ năm, xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

>>>Xem thêm: Các điều kiện được hưởng án treo theo quy định mới nhất năm 2024

Những trường hợp không được hưởng án treo tội trốn thuế

Căn cứ theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ–HĐTP sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP, người phạm tội trốn thuế không được hưởng án treo khi:

Thứ nhất, người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Thứ hai, người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Thứ ba, người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

Thứ tư, người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

Thứ năm, người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
  • Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.

Thứ sáu, người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Do đó, nếu người phạm tội trốn thuế không thuộc một trong các trường hợp không được hưởng án và đáp ứng đầy đủ các điều kiện xin hưởng án treo theo quy định pháp luật thì người này có thể được hưởng án treo.

>>>Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo xin hưởng án treo mới nhất 2024

Hưởng án treo có được đi khỏi địa phương không?

Căn cứ  Điều 92 Luật Thi hành án hình sự 2019 thì người hưởng án treo có thể vắng mặt tại nơi cư trú nhưng phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Có lý do chính đáng
  • Phải xin phép và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp xã, đơn vị quân đội được giao giám sát, giáo dục
  • Phải thực hiện khai báo tạm vắng theo quy định của pháp luật về cư trú
  • Thời gian vắng mặt tại nơi cư trú mỗi lần không quá 60 ngày và tổng số thời gian vắng mặt tại nơi cư trú không được vượt quá một phần ba thời gian thử thách, trừ trường hợp bị bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế theo chỉ định của bác sĩ và phải có xác nhận điều trị của cơ sở y tế đó.
  • Người được hưởng án treo không được xuất cảnh trong thời gian thử thách

Như vậy, trong thời gian thử thách án treo thì người đang chấp hành án treo vẫn được đi khỏi địa phương nhưng phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.

Tư vấn điều kiện đi khỏi nơi cư trú khi hưởng án treo

Tư vấn điều kiện đi khỏi nơi cư trú khi hưởng án treo

Tư vấn điều kiện hưởng án treo tội trốn thuế

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý về điều kiện hưởng án treo tội trốn thuế như sau:

  • Tư vấn điều kiện xin hưởng án treo tội trốn thuế theo quy định pháp luật hình sự;
  • Tư vấn các trường hợp không được hưởng án treo tội trốn thuế
  • Tư vấn vấn thủ tục xin hưởng án treo tội trốn thuế
  • Tư vấn, hỗ trợ và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và các giấy tờ cần thiết để xin hưởng án treo;
  • Tư vấn cách thức thu thập tài liệu, chứng cứ
  • Tư vấn, hướng dẫn làm đơn đề nghị xin hưởng án treo
  • Soạn đơn kháng cáo xin hưởng án treo tội trốn thuế
  • Bào chữa cho bị cáo tội trốn thuế theo hướng xin hưởng án treo
  • Tư vấn các vấn đề khác có liên.

>>>Xem thêm: Cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự, tư vấn thủ tục thực hiện

Việc hiểu rõ về các điều kiện để xin hưởng án treo phạm tội trốn thuế là rất quan trọng. Giúp người phạm tội có cái nhìn tổng quan và chủ động hơn trong quá trình giải quyết vụ án. Bài viết  đã cung cấp đầy đủ những vấn đề liên quan đến điều kiện xin hưởng án treo tội trốn thuế. Quý Khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào cần tư vấn cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự, tư vấn thủ tục thực hiện thì hãy liên hệ tới  HOTLINE 1900.633.716 để được Luật sư hình sự tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

Một số bài viết liên quan án treo có thể bạn đọc quan tâm:

Scores: 4.9 (23 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716