Các điều kiện hưởng án treo theo quy định mới nhất năm 2024

Điều kiện hưởng án treo được quy định hướng dẫn cụ thể trong pháp luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 áp dụng trong các trường hợp có thời hạn tù không quá 3 năm, nhân thân tốt, có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ, có nơi cư trú rõ ràng, người phạm tội có thể tự cải tạo, Tòa án có thể xem xét cho hưởng án treo, tuy nhiên điều này đi kèm với việc thỏa mãn các điều kiện nhất định sẽ được Luật L24H trình bài cụ thể bên dưới.

Điều kiện hưởng án treo

Điều kiện hưởng án treo

Án treo là gì?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Như vậy, án treo không được coi là hình phạt mà đơn giản chỉ là một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù khi và chỉ khi người phạm tội đáp ứng được các điều kiện được quy định và Tòa xét thấy không cần phải cách ly họ khỏi xã hội. Thay vào đó, trong thời gian thử thách, họ chỉ chịu sự giáo dục, giám sát của chính quyền địa phương hoặc của cơ quan nơi làm việc. Tuy nhiên, nếu họ phạm tội mới trong thời gian thử thách thì hình phạt tù phải được áp dụng bằng cách tổng hợp hình phạt của bản án cũ và mới.

Cơ sở pháp lý: Điều 1, Điều 7 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Điều kiện hưởng án treo

Có mức phạt tù không quá 3 năm

Pháp luật chỉ đặt ra yêu cầu người phạm tội có mức phạt tù từ 3 năm trở xuống, không phân biệt là tội gì, cũng không phân biệt là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng.

Ngay cả trong trường hợp tổng hợp hình phạt chung không quá 3 năm, người phạm tội hoàn toàn có thể được hưởng án treo

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Nhân thân tốt

Nghĩa là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, làm việc.

Những đối tượng sau cũng có thể được xem xét cho hưởng án treo:

  • Người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, đã được xóa án tích; đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý kỷ luật mà tính đến lần phạm tội này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác.
  • Người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác.
  • Người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Có nhân thân tốt

Có nhân thân tốt

Có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Trong 2 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cần có ít nhất 1 tình tiết giảm nhẹ tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Nếu có tình tiết tăng nặng thì số tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng từ 02 tình tiết trở lên, trong đó tồn tại ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định

Mục đích của điều kiện này nhằm hỗ trợ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát và giáo dục người phạm tội.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án, cần có địa chỉ xác định cụ thể theo Luật Cư trú.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Cơ sở pháp lý: Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

>>> Xem thêm: Đang hưởng án treo có được thay đổi nơi cư trú không

Người phạm tội có khả năng tự cải tạo

Nếu Tòa xét thấy không cần bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù bởi họ có khả năng tự cải tạo và việc cho người đó hưởng án treo không ảnh hưởng xấu đến xã hội hay an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người phạm tội có khả năng được hưởng án treo.

Tòa xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện

Tòa án được yêu cầu trước khi quyết định cho người phạm tội hưởng án treo cần đảm bảo xem xét thận trọng và chặt chẽ các điều kiện trên, đặc biệt xem xét kỹ đối với 1 số đối tượng đặc biệt sau:

  • Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  • Người phạm tội bị xét xử cùng 1 lần về nhiều tội, trừ khi người đó là người chưa thành niên hoặc người đó bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người đó là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.
  • Người phạm tội 2 lần trở lên, trừ khi:

Người đó là người chưa thành niên;

Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;

Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;

Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.

Cơ sở pháp lý: Điểm b Khoản 1 Điều 1 và Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo

>>> Tham khảo thêm về:

Các trường hợp không được hưởng án treo

Người phạm tội là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Người thực hiện hành vi phạm tội đã bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể

Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

  • Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;
  • Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;
  • Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;
  • Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú”.

Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Cơ sở pháp lý: Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo và Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

>>> Tham khảo thêm về: Đơn kháng cáo hình sự

Trường hợp không được hưởng án treo

Trường hợp không được hưởng án treo

Thời gian thử thách của án treo

Thời gian thử thách của án treo bằng 2 lần mức hình phạt tù, với điều kiện không dưới 1 năm và không quá 5 năm.

Riêng với đối tượng được hưởng án treo đã bị tạm giữ, tạm giam:

  • Không trừ thời gian đã tạm giữ, tạm giam vào thời hạn chấp hành hình phạt tù để ấn định thời gian thử thách.
  • Tòa án chỉ trừ thời gian họ đã bị tạm giữ, tạm giam này vào thời gian chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo hoặc bản án mới nếu họ phạm tội mới hoặc vi phạm nghĩa vụ buộc phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo trong thời gian thử thách.

Cơ sở pháp lý: Điều 4 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo và Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Tham khảo thêm: Phạm tội mới trong thời gian thử thách bị xử lý thế nào?

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách của án treo

  • Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
  • Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.
  • Tòa sơ thẩm không cho hưởng án treo nhưng Tòa phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.
  • Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
  • Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, phúc thẩm lại, Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.
  • Tòa sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
  • Tòa sơ thẩm, Tòa phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.
  • Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.
  • Tòa sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau.

Cơ sở pháp lý: Điều 5 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP sửa đổi bổ sung bởi Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 65 của Bộ luật Hình sự về án treo.

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách án treo

Luật sư tư vấn về án treo và hướng bào chữa vụ án hình sự

  • Giải đáp các thắc mắc về điều kiện được hưởng án treo; thời gian thử thách; hồ sơ, thủ tục xin hưởng án treo.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan: quy định rút ngắn thời gian thử thách; trường hợp thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời gian thử thách án treo; quy định về kháng cáo;…
  • Đánh giá mặt chủ quan, khách quan của hành vi phạm tội. Từ đó tìm cách khắc phục hậu quả; hướng dẫn cách chứng minh các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; chứng minh nhân thân tốt;…
  • Luật sư trực tiếp gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam
  • Luật sư có mặt khi cơ quan điều tra lấy lời khai người bị tạm giam, tạm giữ; xem các biên bản về hoạt động tố tụng; các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa.
  • Luật sư bào chữa cho khách hàng, đưa ra những nhận định pháp lý và bằng chứng chứng minh cho các điều kiện được hưởng án treo của người phạm tội.

Để được hưởng án treo cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên theo quy định của pháp luật. Đội ngũ Luật sư tư vấn luật hình sự Luật L24H với nhiều năm kinh nghiệm, chúng tôi chuyên tư vấn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các vụ án hình sự, hỗ trợ thủ tục xin hưởng án treo hiệu quả. Trường hợp Quý khách có vấn đề băn khoăn trăn trở, hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline 1900.633.716 để được hỗ trợ nhanh chóng.

>>>Tham khảo thêm: Cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự

Scores: 4.6 (36 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,961 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716