Điều kiện tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, thủ tục xin tạm đình chỉ

Điều kiện tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là những trường hợp được Tòa án xem xét, quyết định cho người phạm tội được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù theo quy định. Các hồ sơ, thủ tục để được xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù hiện nay được quy định trong Luật Thi hành án hình sự 2019 và Thông tư liên tịch 02/2021 giữa Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ giải thích kĩ hơn về vấn đề này.

Điều kiện tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.

Điều kiện tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.

Thi hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện nay

Các quy định liên quan đến Thi hành án phạt tù hiện nay được chia tại 4 Mục thuộc Chương III Luật Thi hành án hình sự 2019. Cụ thể:

  • Quy định về thủ tục thi hành án phạt tù, và chế độ quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân.
  • Chế độ ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế đối với phạm nhân.
  • Tha tù trước thời hạn có điều kiện.
  • Quy định đối với phạm nhân là người dưới 18 tuổi.

>>> Xem thêm: Thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Điều kiện tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Theo quy định tại Điều 68 của Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các trường hợp được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015, cụ thể:

  • Bị bệnh nặng;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
  • Là lao động duy nhất trong gia đình;
  • Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ.

Phụ nữ đang mang thai được xem xét tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

Phụ nữ đang mang thai được xem xét tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.

 

>>> Xem thêm: Điều kiện giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù năm 2023

Thủ tục xin tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về những vấn đề chung liên quan đến cơ quan có thẩm quyền xem xét quyết định tạm đình chỉ án phạt tù; cơ quan có trách nhiệm lập hồ sơ tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; thời hạn xem xét, quyết định đối với hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ án phạt tù đó.

Thẩm quyền

Các cơ quan có thẩm quyền đề nghị tạm chấp hành hình phạt tù được quy định bao gồm:

  • Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Hồ sơ

Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù được quy định chi tiết tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về quan hệ phối hợp trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tạm đình chỉ và giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.

Hồ sơ chung bao gồm các tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của người thân thích với phạm nhân, được xác nhận bởi UBND cấp xã nơi phạm nhân đó cư trú;
  • Văn bản đề nghị tạm đình chỉ của Giám thị trại giam, trại tạm giam Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu hoặc Công an cấp tỉnh; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu;
  • Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục của bản án đã có hiệu lực;
  • Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
  • Các tài liệu khác liên quan (nếu có).

Các trường hợp đặc biệt khác:

  • Nếu phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi thì phải có thêm kết luật của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc có thai hoặc Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con. Đồng thời các tài liệu này phải được xác nhận bởi Giám thị trại giam, trại tạm giam; Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự nơi họ đang chấp hành án.
  • Nếu phạm nhân bị bệnh nặng phải có thêm kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao của bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh, cấp quân khu trở lên. Riêng với phạm nhân mắc bệnh HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV, bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền về việc phạm nhân đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;
  • Nếu phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình thì phải có thêm Bản tường trình về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia định, nếu tiếp tục chấp hành hình phạt tù sẽ dẫn đến việc gia đình rơi vào hoàn cảnh khó khăn đặc biệt và có xác nhận của UBND cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
  • Nếu vì nhu cầu công vụ mà cần tạm đình chỉ việc thi hành án phạt tù thì cần phải có thêm văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;

Các yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Các yêu cầu đối với hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù.

Thủ tục

Dựa theo quy định tại Điều 36 Luật Thi hành án hình sự 2019 Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được quy định như sau:

  • Sau khi cơ quan có thẩm quyền được nêu ở phần trên lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù thì các cơ quan này sẽ chuyển hồ sơ cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.
  • Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ Chánh án Tòa án phải xem xét, quyết định.
  • Nếu tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm thì việc quyết định sẽ thông qua người đã kháng nghị.

>>> Xem thêm: Điều kiện, thủ tục đề nghị xin hoãn thi hành án phạt tù

Một số câu hỏi liên quan về tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Được tạm đình chỉ bao lâu?

Hiện nay chưa có văn bản cụ thể nào hướng dẫn về thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Thời hạn này sẽ do Tòa án xem xét, quyết định dựa theo các trường hợp tại khoản 1, Điều 67 Bộ luật Hình sự hiện hành. Tùy theo mỗi trường hợp mà thời gian được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù là khác nhau. Các trường hợp này bao gồm:

  • Bị bệnh nặng;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
  • Là lao động duy nhất trong gia đình;
  • Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ.

Tạm đình chỉ khác gì với hoãn chấp hành hình phạt?

Thời điểm áp dụng:

  • Hoãn chấp hành hình phạt tù là trường hợp người phạm tội chưa bắt đầu chấp hành án phạt tù, lúc này người phạm tội có thể được xem xét chuyển thời gian thi hành án phạt tù sang một thời điểm khác muộn hơn nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự hiện hành.
  • Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù là trường hợp người phạm tội đang chấp hành hình phạt tù nhưng vì những lý do được quy định tại khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 thì người phạm tội được xin tạm ngưng thi hành án phạt tù trong một thời gian nhất định theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền.

Thẩm quyền đề nghị:

Đối với hoãn chấp hành hình phạt tù:

  • Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án;
  • Theo đơn đề nghị nghị của người bị kết án;
  • Văn bản đề nghị của Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án hình sự.

Đối với tạm đình chỉ thi hành án phạt tù:

  • Trại giam, trại tạm giam;
  • Cơ quan thi hành án hình sự;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

>>> Xem thêm: Hoãn chấp hành hình phạt tù

Luật sư hỗ trợ quy trình thủ tục tạm đình chỉ thi hành án phạt tù

Luật L24H hỗ trợ tư vấn, giải quyết các vấn đề liên quan đến tạm đình chỉ thi hành án phạt tù:

  • Điều kiện để được xem xét tạm đình chỉ thi hành án;
  • Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
  • Tư vấn về cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ thi hành án phạt tù;
  • Thời gian được tạm đình chỉ đối với các trường hợp cụ thể.

>>> Đọc thêm: Cách xin hưởng án treo trong vụ án hình sự

Để được Tòa án xem xét, quyết định tạm đình chỉ án phạt tù người đang chấp hành hình phạt tù cần phải đáp ứng đủ các yêu cầu theo luật định. Thông qua bài viết trên đây nếu quý khách hàng còn thắc mắc liên quan đến việc tạm đình chỉ thi hành án phạt tù hoặc về các vấn đề pháp lý liên quan có thể liên hệ đến tổng đài của Luật L24H: 1900.633.716 để được luật sư hình sự hỗ trợ tư vấn, giải đáp nhanh chóng. Luật L24H sẵn sàng phục vụ đến quý khách hàng những dịch vụ tư vấn pháp luật, hỗ trợ tốt nhất. Xin cảm ơn./

Scores: 5 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716