Dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế và thỏa thuận

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục pháp lý quan trọng, xác lập quyền sở hữu đối với tài sản của người đã chết. Thủ tục này cần được thực hiện đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của người thừa kế. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật L24H cung cấp dịch vụ tư vấn khai nhận di sản thừa kế uy tín, chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ giúp quý khách hàng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế một cách nhanh chóng, thuận lợi, đúng pháp luật, tư vấn thỏa thuận khai nhận thừa kế.

Dịch vụ luật sư khai nhận di sản thừa kế

Dịch vụ luật sư khai nhận di sản thừa kế

Thời hiệu phân chia di sản thừa kế

Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

  • Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;
  • Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015.

>>>Xem thêm: Thủ tục ủy quyền cho người khác phân chia di sản thừa kế

Khai nhận di sản thừa kế được thực hiện khi nào?

Căn cứ  khoản 1 Điều 58 Luật Công chứng 2014, người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản.

Như vậy, khai nhận di sản thừa kế sẽ được thực hiện khi người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác về “khai nhận di sản thừa kế” có thể bạn quan tâm:

Trình tự, thủ tục khai nhận thừa kế

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện

Pháp luật hiện hành không quy định về thẩm quyền thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. Do đó, việc khai nhận trên có thể được thực hiện ở bất kỳ tổ chức hành nghề công chứng nào.

Tuy nhiên, căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014, nếu di sản là bất động sản, tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiến hành niêm yết việc khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban Nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.

Do đó, người thừa kế có thể liên hệ với tổ chức hành nghề công chứng nơi có bất động sản để thực hiện thủ tục trên.

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện khai nhận di sản thừa kế

Cơ quan có thẩm quyền thực hiện khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ cần chuẩn bị

Căn cứ Điều 40, Điều 57, Điều 58 Luật Công chứng 2014, người có yêu cầu khai nhận di sản thừa kế cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ các tài liệu sau:

  • Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu) và phiếu yêu cầu công chứng ngoài trụ sở (nếu có);
  • Giấy chứng tử;
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản;
  • Giấy tờ nhân thân của người khai nhận di sản: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn hiệu lực pháp luật, hộ chiếu
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu.

Như vậy, để thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, người thừa kế cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu được liệt kê ở trên.

>>>Xem thêm: Người chưa thành niên có được ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế

Trình tự, thủ tục

Căn cứ Điều 58 Luật Công chứng 2014, trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như sau:

  • Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng khai nhận di sản thừa kế tại Phòng Công chứng;
  • Phòng Công chứng tiếp nhận, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thì phòng công chứng thực hiện thông báo niêm yết tại Uỷ ban Nhân dân cấp xã nơi người có yêu cầu công chứng trong thời hạn 15 ngày.
  • Sau khi kết thúc thời hạn niêm yết mà không có tranh chấp, khiếu nại, người yêu cầu đến tại phòng công chứng đã nộp hồ sơ để thực hiện công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Như vậy, sau khi thực hiện hoàn thành các công việc trên, thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ hoàn tất.

Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ khai nhận di sản thừa kế

Để hỗ trợ khách hàng thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế, Luật L24H cung cấp các dịch vụ pháp lý sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế;
  • Tư vấn xác định di sản thừa kế;
  • Tư vấn xác định người thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế;
  • Tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn hồ sơ cần chuẩn bị để thực hiện khai nhận thừa kế;
  • Đại diện khách hàng thực hiện khai nhận di sản thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế và việc khai nhận thừa kế.

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Như vậy, chỉ trong trường hợp có duy nhất một người thừa kế hoặc những người thừa kế thống nhất không chia di sản thì mới được thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Chi tiết về trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế cũng đã được trình bày trong bài viết trên.  Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dụng dịch vụ luật sư thừa kế, quý khách có thể liên hệ qua hotline 1900633716 để được hỗ trợ nhanh chóng hiệu quả nhất.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,841 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716