Người chưa thành niên có được ký vào văn bản khai nhận thừa kế

Người chưa thành niên có được ký vào văn bản khai nhận thừa kế là trường hợp người chết không để lại di chúc và trẻ em, người chưa thành niên là một trong những người hưởng tài sản thừa kế. Để lý giải vấn đề trên, Tôi xin gửi bài viết về các quy định pháp luật liên quan đến vấn đề ký tên vào văn bản khai nhận di sản thừa kế đối với người chưa thành niên.

Người chưa thành niên ký vào văn bản khai nhận di sản

Người chưa thành niên ký vào văn bản khai nhận di sản

Khai nhận di sản thừa kế là gì?

Khai nhận di sản thừa kế là thủ tục nhằm xác nhận quyền tài sản với di sản của người đã khuất để lại. Người được hưởng sẽ được nhận tài sản theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 58 Luật Công chứng đã nêu 2 trường hợp khi khai nhận di sản thừa kế:

  • Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật;
  • Những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 58 Luật Công chứng 2014.

Khai nhận di sản

Khai nhận di sản

>>> Xem thêm: Dịch vụ soạn thảo văn bản phân chia di sản thừa kế

Người chưa thành niên có được ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế không?

Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015, Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định các trường hợp giao dịch dân sự của người chưa thành niên:

  • Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  • Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, theo quy định trên, người chưa thành niên sẽ được ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế trong các trường hợp:

Di sản không phải bất động sản, động sản phải đăng ký…:

  • Người từ 6 tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có thể ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế nếu được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
  • Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Di sản là bất động sản, động sản phải đăng ký…: người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế nếu có sự động ý của người đại diện theo pháp luật.

Cơ sở pháp lý: Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015.

Trường hợp người chưa thành niên được ký vào văn bản khai nhận di sản

Trường hợp người chưa thành niên được ký vào văn bản khai nhận di sản

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế

Hồ sơ

Để thực hiện công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, người yêu cầu công chứng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

  • Phiếu yêu cầu công chứng;
  • Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết; Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…
  • Dự thảo Văn bản khai nhận di sản thừa kế (nếu có);
  • Các giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú… của người khai nhận di sản thừa kế;
  • Các giấy tờ về tài sản: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô… Các giấy tờ khác về tình trạng tài sản chung/riêng như bản án ly hôn, văn bản tặng cho tài sản, thỏa thuận tài sản chung/riêng…
  • Hợp đồng ủy quyền (nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản)…

Cơ sở pháp lý: Điều 58 Luật Công chứng 2014

Thẩm quyền giải quyết

Sau khi chuẩn bị các loại giấy tờ, để có thể công chứng văn bản giấy tờ Quý bạn đọc cần đi đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng.

Cơ sở pháp lý: Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP.

Trình tự, thủ tục

Trình tự, thủ tục khai nhận di sản thừa kế sẽ được tiến hành như sau:

  • Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc đến văn phòng công chứng.
  • Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
  • Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
  • Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.

Cơ sở pháp lý: Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014.

Luật sư tư vấn thừa kế, khai nhận di sản thừa kế

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật.
  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật.
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế.
  • Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế.
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế cha mẹ mất không để lại di chúc.
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài.
  • Tư vấn thừa kế thế vị.
  • Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế.
  • Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc.
  • Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng.
  • Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản.
  • Luật sư tranh tụng, đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.

Như vậy, bài viết tôi đã cung cấp các thông tin cần thiết đến thủ tục khai nhận di sản thừa theo di chúc. Qua đó, bài viết trên đã lý giải câu hỏi: Người chưa thành niên có được ký vào văn bản khai nhận di sản thừa kế. Nếu Quý bạn đọc còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần Luật sư tư vấn thừa kế, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.633.716 để được LUẬT SƯ DÂN SỰ tư vấn, hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716