Thủ tục khai nhận di sản đất đai thừa kế theo di chúc là thủ tục để người thừa kế nhận được di sản từ người để lại di sản đã lập di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật. Đó là cần hồ sơ, điều kiện và những thủ tục khai nhận di sản như thế nào sẽ được trình bày cụ thể qua nội dung bên dưới sau đây gửi đến quý bạn đọc.
>> Xem thêm: Di chúc không có công chứng có giá trị không
Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai theo di chúc
Điều kiện để di chúc có hiệu lực
Về hình thức di chúc
Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng
- Di chúc bằng văn bản gồm: Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
- Di chúc miệng được xem là hợp pháp trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Cơ sở pháp lý: Điều 627, 628, 629 Bộ luật dân sự 2015
>> Tham khao thêm về: Thủ tục lập di chúc tại nhà đơn giản hợp pháp
Về nội dung di chúc
- Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau: Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản.
- Di chúc có thể có các nội dung khác.
- Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xóa, sửa chữa.
Cơ sở pháp lý: Điều 631 Bộ luật dân sự 2015
>> Xem thêm về: Di chúc miệng hợp pháp khi nào
Hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai phải được công chứng
Hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc
- Phiếu yêu cầu công chứng
- Giấy tờ chứng minh tài sản là di sản của người để lại di sản.
- Bản sao di chúc
- Giấy tờ tùy thân của người nhận thừa kế
- Các giấy tờ khác có liên quan,…
Cơ sở pháp lý: Điều 58, khoản 2, 3 Điều 57, Điều 63 Luật công chứng 2014
>>>Xem thêm: Mẫu giấy cam kết không tranh chấp tài sản thừa kế
Thủ tục khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc
- Nộp hồ sơ khai nhận thừa kế đất đai theo di chúc đến văn phòng công chứng.
- Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng; kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
- Văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.
- Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thừa kế.
Cơ sở pháp lý: Điều 53, Điều 40, Điều 57, 58 Luật công chứng 2014, Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP
Luật sư tư vấn thủ tục khai nhận di sản đất đai theo di chúc
Luật sư tư vấn khai nhận di sản thừa kế theo di chúc
- Tư vấn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ khi khai nhận di sản theo di chúc.
- Tư vấn thực hiện việc thủ tục khai nhận di sản và đăng ký đất đai.
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thừa kế di sản theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm trường hợp: Chia tài sản thừa kế có người không đồng ý
Điều kiện để di chúc có hiệu lực, hồ sơ và thủ tục khai nhận di sản đất đai theo di chúc là những vấn đề mà Luật L24H cung cấp cho bạn đọc liên quan đến việc khai nhận di sản đất đai theo di chúc. Nếu có khó khăn hoặc thắc mắc gì hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được luật sư thừa kế tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.
Tham khảo thêm một số bài viết liên quan khác về “khai nhận di sản thừa kế” có thể bạn quan tâm: