Thủ tục ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Thủ tục ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là việc một cá nhân nhận ủy quyền của người thừa kế để đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế khi người thừa kế không thể trực tiếp tham gia thỏa thuận phân chia di sản. Vậy thủ tục để ủy quyền, bài viết dưới dây của tôi sẽ làm rõ hơn về vấn đề này.

ủy quyền cho người đại diện thỏa thuận phân chia thừa kế

Thủ tục ủy quyền cho người đại diện thỏa thuận phân chia thừa kế

Thế nào là thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Phân chia di sản thừa kế là hoạt động nhằm chấm dứt tình trạng có quyền chung đối với di sản thừa kế với nhiều người. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một giao dịch dân sự được quy định tại phần Thừa kế của Bộ luật Dân sự 2015. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện tại Tòa án hoặc do những người thừa kế thỏa thuận.

Theo quy định của pháp luật thì hiện nay có hai loại phân chia di sản thừa kế:

Thứ nhất: là phân chia di sản thừa kế theo di chúc được quy định tại Điều 659 Bộ luật dân sự 2015

“Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chỉ của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản, nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.”

Như quy định nêu trên, trong trường hợp cùng hưởng di chúc nhưng người để lại di chúc không xác định rõ phần của từng người thì khi đó những người thừa kế di sản có thể chia đều hoặc thỏa thuận với nhau về việc phân chia di sản thừa kế.

Thứ hai: là phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 660 Bộ luật dân sự 2015.

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng nhằm:

  • Nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng
  • Nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng

Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật

  • Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật
  • Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia

Như vậy, trong trường hợp chia thừa kế theo pháp luật người cùng hàng thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật.

Ngoài ra thì căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng năm 2014, những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người, có thể lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản và yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận đó. Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần quyền hưởng di sản của mình cho người thừa kế khác.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo văn bản phân chia di sản thừa kế

Có được ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia di sản thừa kế?

Các quy định về thừa kế và thỏa thuận phân chia di sản thường không cấm người thừa kế ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia di sản. Tuy nhiên, thỏa thuận phân chia di sản là giao dịch dân sự giữa những người thừa kế, do đó, để tránh trường hợp người đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình là người đại diện của người đó, người nhận ủy quyền không được là một trong những người thừa kế còn lại căn cứ theo khoản 2 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015:

“Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Theo đó, bạn không thể ủy quyền cho người thân trong gia đình, đại diện mình để tham gia việc phân chia di sản thừa kế của gia đình. Bạn có quyền ủy quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhưng người này không được là một trong những người được hưởng di sản thừa kế của gia đình bạn.

Thủ tục ủy quyền để người khác thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Để ủy quyền cho người khác thỏa thuận phân chia di sản thừa kế cần lập văn bản ủy quyền. Để đảm bảo cao nhất tính pháp lý, văn bản ủy quyền nên được công chứng. Theo quy định tại khoản 2 điều 55 Luật Công chứng 2014, trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi mình cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền, bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.

Công chứng hợp đồng ủy quyền

Công chứng hợp đồng ủy quyền

Hồ sơ chuẩn bị

  • Phiếu yêu cầu công chứng
  • Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng
  • Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chế
  • Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Các giấy tờ nhân thân như chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc sổ hộ khẩu, sổ tạm trú … của người thừa kế
  • Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô…

>>> Xem thêm: Cách ghi mẫu giấy ủy quyền viết tay

Trình tự thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Sau khi chuẩn bị các hồ sơ đã nêu ở trên, Công chứng viên sẽ xem xét, kiểm tra. Nếu đầy đủ thì sẽ tiếp nhận, thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Ngược lại nếu hồ sơ không đầy đủ thì người thừa kế sẽ được hướng dẫn và yêu cầu bổ sung. Nếu không có cơ sở giải quyết thì giải thích và từ chối tiếp nhận.

Bước 2: Niêm yết công khai thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

Việc niêm yết phải được tiến hành tại trụ sở của UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản với các nội dung như họ, tên người để lại di sản, người nhận thừa kế, quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế, danh mục di sản thừa kế … Thời gian niêm yết là 15 ngày.

Bước 3: Ký và trả kết quả

Sau khi nhận được kết quả niêm yết không có khiếu nại, tố cáo; tổ chức hành nghề công chứng sẽ hướng dẫn người thừa kế ký Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Bước 4: Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ, hồ sơ đã nêu ở trên để kiểm tra, đối chiếu trước khi ký xác nhận vào lời chứng và từng trang của văn bản.

Khi hoàn tất hồ sơ, tổ chứng hành nghề công chứng sẽ thu phí, thù lao công chứng và trả lại bản chính của Văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Tư vấn về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn trình tự, thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng
  • Đại diện ủy quyền để làm thủ tục phân chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn thỏa thuận chia di sản thừa kế

Luật sư tư vấn thỏa thuận chia di sản thừa kế

>>> Tham khảo thêm: Phân chia đất đai cha mẹ mất không để lại di chúc

Tóm lại, có thể ủy quyền cho người khác tham gia phân chia di sản thừa kế với điều kiện người đó không phải là một trong những người được hưởng di sản thừa kế, thủ tục để ủy quyền cần có hợp đồng ủy quyền và được công chứng. Nếu Quý khách hàng còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề trên hoặc có nhu cầu thuê luật sư thừa kế tư vấn đại diện để tham gia phân chia di sản thừa kế hãy gọi tới số hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,954 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716