Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không?

Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không? là câu hỏi được quan tâm khi gia đình không đơn thuần chỉ có vợ, chồng, con chung mà còn bao gồm cả con riêng của vợ hoặc chồng. Việc phân chia di sản thừa kế sau khi một người qua đời (bố dượng, mẹ kế) đôi khi dẫn đến dẫn đến những mâu thuẫn và tranh chấp giữa các thành viên. Bài viết này Luật L24H sẽ giải đáp thắc mắc về quyền thừa kế của con riêng, đồng thời phân tích các trường hợp có di chúc và không di chúc, cũng như đưa ra giải pháp giải quyết tranh chấp thừa kế hiệu quả.

Quyền thừa kế con riêng của chồng

Quyền thừa kế con riêng của chồng

Quy định về thừa kế theo pháp luật

Thừa kế có di chúc

Theo Điều 624 và Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  • Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy, với quy định trên người thừa kế là những người sẽ được chỉ định theo ý của người chết thể hiện trên di chúc, được phân định phần tài sản và nghĩa vụ được giao từ người chết.

Thừa kế không có di chúc

Theo Điều 649 và Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế có di chúc

Thừa kế có di chúc

>>> Tham khảo thêm về trường hợp: Con ngoài giá thú có được chia di sản hưởng thừa kế không?

Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế không?

Trường hợp có di chúc

Trong trường hợp có di chúc thì những người có tên trong di chúc sẽ được thừa hưởng phần tài sản của người chết tương ứng với phần của mình được phân chia trong di chúc. Trừ trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng và con thành niên mà không có khả năng lao động nếu không có trong di chúc thì vẫn được phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật theo quy định tạo Điều 644 Bộ luật dân sự 2015. Như vậy, nếu con riêng có tên trong di chúc thì vẫn sẽ được hưởng phần di sản theo phân chia của di chúc, trường hợp không có tên trong di chúc mà chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì cũng sẽ được chia di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế nếu chứng minh được có quan hệ cha con với người đã chết. Trường hợp đã thành niên và có đủ năng lực hành vi dân sự mà không có tên trong di chúc thì người con riêng cũng không được hưởng di sản.

Trường hợp không có di chúc

Trường hợp không có di chúc thì sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 thì con riêng của chồng cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chồng đã chết, nên người đó cũng sẽ được hưởng phần di sản được phân chia theo pháp luật nếu chứng minh được có quan hệ cha con với người chết.

Quyền thừa kế đất đai không có di chúc

Thừa kế không có di chúc

Các trường hợp con riêng của chồng không được hưởng thừa kế

Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
  • Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
  • Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
  • Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì con riêng sẽ không được quyền hưởng di sản trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì con riêng vẫn được hưởng di sản.

>>> Xem thêm: Con riêng có được hưởng thừa kế không

Luật sư tư vấn thừa kế

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật
  • Tư vấn, soạn thảo, lập di chúc đúng với quy định của pháp luật
  • Tư vấn thủ tục yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
  • Tư vấn trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế
  • Tư vấn phân chia di sản thừa kế cha mẹ mất không để lại di chúc
  • Tư vấn về thừa kế, tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
  • Tư vấn thừa kế thế vị
  • Tư vấn về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
  • Tư vấn Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
  • Tư vấn phân chia di sản để tặng cho, thờ cúng
  • Tư vấn chỉ định người thừa kế, người bị truất quyền hưởng di sản
  • Luật sư tranh tụng, đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.

>>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo văn bản phân chia di sản thừa kế

Như vậy, pháp luật cũng đã có những quy định cụ thể về quyền thừa kế của con riêng, vì vậy quý khách cần phải nắm rõ quy định này để bảo vệ quyền, lợi ích của mình khi xảy ra sự kiện thừa kế. Bài viết phần nào cũng đã cung cấp được nội dung về các trường hợp con riêng được hưởng thừa kế, các trường hợp không được hưởng thừa kế. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc cần luật sư tư vấn thừa kế, vui lòng liên hệ đến Hotline 1900.633.716 để được các luật sư tư vấn kỹ hơn. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716