Con ngoài giá thú có được chia di sản hưởng thừa kế không?

Con ngoài giá thú có được chia di sản hưởng thừa kế không là thắc mắc liên quan đến quyền lợi  về thừa kế di sản mà pháp luật dân sự nói chung, pháp luật thừa kế nói riêng quy định cho con ngoài giá thú. Để giải đáp những vấn đề này, mời Quý vị bạn đọc tham khảo bài viết của Luật L24H dưới đây.

Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế không.

Con ngoài giá thú có được hưởng di sản thừa kế không.

Thế nào là con ngoài giá thú?

  • Khái niệm con ngoài giá thú không được quy định trong văn bản pháp luật. Hiểu theo nghĩa thông thường, con ngoài giá thú là con sinh ra không trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp, còn được gọi là con riêng của bố dượng, mẹ kế
  • Từ đó có thể phát sinh các tình huống:
    • Nam, nữ (đều còn độc thân) có quan hệ tình cảm với nhau, sinh con ra nhưng không kết hôn với nhau. Khi đó, con sinh ra là con ngoài giá thú.
    • Nam, nữ (một trong hai bên, hoặc cả hai bên) đã kết hôn với người khác, nhưng có quan hệ tình cảm với nhau và sinh con. Khi đó, con sinh ra cũng được coi là con ngoài giá thú.

Con ngoài giá thú có được chia di sản thừa kế không?

  • Theo khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân và gia đình 2014: “Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan”. Theo quy định trên, con trong giá thú hay con ngoài giá thú đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ, pháp luật không phân biệt quyền và nghĩa vụ đó, kể cả con riêng của người để lại di sản cũng có quyền và nghĩa vụ như vậy.
  • Theo đó, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quan hệ thừa kế thế vị, quan hệ giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ.
  • Vậy, con ngoài giá thú có được hưởng di sản của bố mẹ? Tùy từng trường hợp cụ thể mới có thể xác định được quyền thừa kế của con ngoài giá thú, vì điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ tuổi của người con, sự tồn tại của di chúc, quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau
  • Nếu có tồn tại di chúc, và trong di chúc của người để lại di sản có tên con ngoài giá thú là người được hưởng thừa kế thì tất nhiên người đó sẽ được hưởng (trừ các trường hợp khác theo quy định pháp luật);

>> Tham khảo thêm bài viết: Giải quyết tranh chấp tài sản thừa kế không có di chúc

  • Nếu không có tên con ngoài giá thú trong di chúc, thì pháp luật vẫn đảm bảo cho con ngoài giá thú được hưởng ít nhất hai phần ba suất thừa kế trong trường hợp con ngoài giá thú là người chưa thành niên hoặc đã thành niên mà không có khả năng lao động (Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015). Còn nếu người để lại di sản không để lại di chúc thì con ngoài giá thú vẫn được chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật về hàng thừa kế.

>> Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp tài sản thừa kế có di chúc

Con ngoài giá thú hưởng di sản thừa kế theo phương thức nào?

Chia di sản thừa kế theo di chúc

Khi người để lại di sản qua đời mà có để lại di chúc, sẽ có 02 trường hợp xảy ra:

  • Trường hợp 1: Người đó có để lại tài sản của mình cho con ngoài giá thú.
  • Theo Điều 609 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về quyền thừa kế xác định: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
  • Bất cứ một cá nhân nào còn sống, không thuộc trường hợp bị truất thừa kế hoặc tự nguyện từ chối không nhận thừa kế, không thuộc đối tượng không được quyền hưởng di sản theo quy định tại Điều 621 Bộ Luật Dân sự 2015 thì đều có quyền được hưởng thừa kế.
  • Như vậy, con ngoài giá thú không thuộc trường hợp loại trừ trên thì người con vẫn có thể có quyền thừa kế theo di chúc do cha mẹ để lại.
    • Trường hợp 2: Người đó không để lại tài sản cho con ngoài giá thú trong di chúc
  • Theo quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau, và nếu không có để lại tài sản thì pháp luật vẫn đảm bảo cho con ngoài giá thú hưởng được phần lợi ích tối thiểu.
    • Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015, con chưa thành niên hoặc con thành niên mà không có khả năng lao động vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
    • Vậy, nếu con ngoài giá thú là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động thì người con vẫn được hưởng một phần di sản ít nhất bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo quy định pháp luật, không phụ thuộc vào nội dung di chúc.

Chia di sản thừa kế theo pháp luật

  • Căn cứ Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 thì nếu con riêng chăm sóc, nuôi dưỡng với cha dượng, mẹ kế như mối quan hệ cha con, mẹ con thì vẫn được hưởng thừa kế di sản của họ.

>> Tham khảo thêm bài viết: con riêng có được hưởng thừa kế không

  • Căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 về người thừa kế theo pháp luật bao gồm: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”. Bên cạnh đó, khoản 2 điều này quy định: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
  • Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định phân phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha để lại. Theo đó, con ngoài giá thú sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất nếu có chứng cứ chứng minh được quan hệ cha mẹ con, quan hệ chăm sóc – nuôi dưỡng nhau và được hưởng di sản thừa kế tương đương với phần của những người thuộc hàng thừa kế đó.
  • Như vậy, ngay cả khi không có di chúc, con ngoài giá thú vẫn có thể có quyền thừa kế di sản của người cha nếu chứng minh được quan hệ cha mẹ con của họ và quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau.

Hướng xử lý khi con ngoài giá thú không được chia di sản.

Hướng xử lý khi con ngoài giá thú không được chia di sản.

Hướng xử lý khi con ngoài giá thú không được chia di sản

Khi con ngoài giá thú không được chia di sản của cha dượng, mẹ kế thì có thể khởi kiện đòi quyền lợi bằng cách chứng minh bản thân mình và  cha dượng, mẹ kế đó có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con, do đó có thể hưởng được di sản của người đó. Việc chứng minh cần quá trình thu thập chứng cứ thể hiện trong quãng thời gian dài, con ngoài giá thú và cha dượng, mẹ kế đã chung sống, chăm sóc như mối quan hệ cha con, mẹ con ruột thịt trong gia đình.

Thủ tục khởi kiện đòi quyền lợi của con ngoài giá thú

Sau khi con ngoài giá thú có đủ căn cứ chứng minh mình có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người để lại di sản mà các thành viên khác không cho bạn được hưởng quyền thừa kế, về nguyên tắc ạn có thể khởi kiện lên Tòa án để bảo vệ quyền lợi của mình.

  • Thành phần hồ sơ khởi kiện chia thừa kế:
  • Đơn khởi kiện (theo mẫu đơn 23-DS ban hành kèm theo nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP).
  • Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, giấy chứng nhận kết hôn, sổ hộ khẩu để xác định diện và hàng thừa kế;
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
  • Bản kê khai các di sản;
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
  • Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong hộ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).
  • Các tài liệu chứng minh quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng với người để lại di sản như sổ hộ khẩu chứng minh việc sống chung trong một khoảng thời gian lâu dài, lời khai làm chứng của những người trong gia đình, hàng xóm xung quanh,..
  • Trình tự, thủ tục khởi kiện:
  • Con ngoài giá thú nộp đơn khởi kiện (kèm tài liệu liên quan nêu trên) tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc hoặc nơi nguyên đơn cư trú làm việc (nếu có thỏa thuận). Tuy nhiên, đối với vụ việc có yếu tố nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh (căn cứ theo Điều 35, 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015)
  • Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ xem xét những tài liệu, chứng cứ, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí (khoản 2 Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015). Sau khi nộp, đương sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án, tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.
  • Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
  • Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác quyền thừa kế của người khác là 10 năm (đối với động sản) và 30 năm (đối với bất động sản) kể từ thời điểm mở thừa kế. Đối với yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại, thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.

Luật sư bảo vệ quyền lợi của con ngoài giá thú.

Luật sư bảo vệ quyền lợi của con ngoài giá thú.

Luật sư bảo vệ quyền lợi của con ngoài giá thú

  • Tư vấn luật thừa kế tài sản, thừa kế di sản ( Xác định tính hợp pháp của tài sản, di sản thừa kế; Cách thức phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc;Thủ tục khai nhận di sản, từ chối nhận di sản, tài sản thừa kế,..)
  • Thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh điều kiện thừa kế của con riêng của bố dượng, mẹ kế
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp về xác định hàng thừa kế để chia thừa kế;
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp trong việc chia thừa kế theo pháp luật, chia thừa kế theo di chúc giữa các đồng thừa kế;
  • Thay mặt các bên tiến hành đàm phán, hòa giải, thương lượng chia thừa kế;
  • Hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện, thời hiệu khởi kiện, điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp;
  • Trực tiếp tham gia gia tố tụng với tư cách là luật sư – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng là con ngoài giá thú tại các cấp tòa xét xử.

Bài viết trên đây đã phần nào giải đáp câu hỏi về việc hưởng di sản thừa kế của con ngoài giá thú, đồng thời cũng cung cấp thông tin về vấn đề quyền lợi của con ngoài giá thú và các quy định pháp luật liên quan. Nếu Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc nào hoặc cần luật sư tư vấn thừa kế hỗ trợ,  xin liên hệ số tổng đài hotline 1900633716. Xin cảm ơn.

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,954 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716