Cần làm gì khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn? hướng dẫn tố cáo, khởi kiện

Bạn là hụi viên và không may gặp phải trường hợp chủ hụi ôm tiền bỏ trốn “giật hụi”. Bạn đang hoang mang và không biết phải làm gì khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn để bảo vệ quyền lợi của mình? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết các biện pháp pháp lý từ tố cáo đến khởi kiện khi chủ hụi ôm tiền bỏ trốn, giúp bạn giải quyết vụ việc một cách nhanh chóng hiệu quả.

Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì phải làm sao

Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn thì phải làm sao

Hụi được hiểu như thế nào?

  • Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thoả thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
  • Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định.
  • Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

CSPL: Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015.

Họ, hụi, biêu, phường thực chất chỉ là một hoạt động mà tùy vào từng vùng miền sẽ có những cách gọi khác nhau. Mục đích ban đầu là việc góp vốn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn, buôn bán.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hụi

Chủ hụi là người tổ chức, quản lý dây hụi, thu các phần hụi và giao các phần hụi đó cho thành viên được lĩnh hụi trong mỗi kỳ mở hụi cho tới khi kết thúc dây hụi. Chủ hụi có thể đồng thời là thành viên của dây hụi. (theo Khoản 3 Điều 4 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

Quyền của chủ hụi trong hụi:

1. Không có lãi:

  • Thu phần họ của các thành viên;
  • Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;
  • Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 19/2019/NĐ-CP;
  • Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Có lãi:

  • Các quyền như chủ hụi trong hụi không có lãi;
  • Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Hưởng hoa hồng

  • Trong trường hợp không có lãi thì hưởng quyền của chủ hụi không có lãi và hưởng quyền nhủ chủ hụi có lãi trong trường hợp có lãi;
  • Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh hụi.

CSPL: Điều 17 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Nghĩa vụ của chủ hụi:

  • Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.
  • Thông báo đầy đủ về số lượng dây hụi; phần hụi, kỳ mở hụi; số lượng thành viên của từng dây hụi mà mình đang làm chủ hụi cho người muốn gia nhập dây hụi.
  • Giao các phần hụi cho thành viên lĩnh hụi tại mỗi kỳ mở hụi.
  • Nộp thay phần hụi của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  • Để các thành viên xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu.
  • Gửi thông báo.
  • Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.
  • Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

CSPL: Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn có truy cứu trách nhiệm hình sự được không?

Chủ hụi ôm tiền bỏ trốn đã có hành vi lợi dụng sự tin tưởng của thành viên trong hụi, tuỳ theo hành vi cụ thể mà có thể cấu thành tội phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

Như vậy, chủ hụi sau khi nhận tiền hụi từ các thành viên nhưng trên thực tế vẫn tổ chức hụi, giao hụi mỗi kỳ, mà sau đó có hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, có dấu hiệu của hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khung hình phạt ít nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Còn trường hợp ngay từ đầu người này tổ chức gom hụi là nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, đưa ra các thông tin không đúng sự thật rồi ôm tiền bỏ trốn thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

CSPL: Điều 174, Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Người dân bị chủ hụi lừa đảo

Người dân bị chủ hụi lừa đảo

Trường hợp chủ hụi ôm tiền và bỏ trốn phải làm gì?

Chủ hụi, thành viên, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác khi tham gia quan hệ về hụi.

CSPL: Khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2019/NĐ-CP.

Trường hợp chủ hụi ôm tiền bỏ trốn có thể làm đơn tố giác ra cơ quan có thẩm .

Thủ tục

  1. Nộp đơn tố giác ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết
  2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp phát hiện không thuộc thẩm quyền thi chuyển ngay cho cơ quan điều tra có thẩm

3. Trong vòng 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận cho Viện kiểm sát có thẩm .

4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

  • Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
  • Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

CSPL: Điều 146, 147  Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2021.

Thẩm quyền giải quyết

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

CSPL: Điều 145  Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

>>> Xem thêm: Chơi hụi bị giật có kiện được không

>>> Xem thêm: Chơi hụi bị chủ hụi giật tiền thì phải làm gì?

Tư vấn thủ tục làm đơn tố cáo khi bị giật hụi

  • Hướng dẫn khách hàng hướng xử lý khi bị giật hụi;
  • Tư vấn, thu thập các tài liệu chứng cứ để khởi kiện trong trường hợp có yêu cầu;
  • Tư vấn, soạn thảo đơn tố cáo bị giật hụi;
  • Tư vấn, hướng dẫn thủ tục tố giác chủ hụi bỏ trốn;
  • Hướng dẫn thủ tục khởi kiện đòi tiền chơi hụi bị chủ hụi giật;

Tham khảo thêm về: Dịch vụ luật sư khởi kiện chủ hụi đòi tiền chơi hụi bị giật

Tư vấn tố cáo khi bị giật hụi bỏ trốn

Tư vấn tố cáo khi bị giật hụi bỏ trốn

Chủ hụi có thể chịu trách nhiệm dân sự hoặc hình sự về hành vi ôm tiền bỏ trốn của mình. Do đó, khi tham gia vào mỗi kỳ hụi nào, mỗi người cần thận trọng cũng như trang bị cho mình những kiến thức pháp luật để bảo vệ được quyền lợi của bản thân đúng theo pháp luật và kịp thời. Nếu quý khách còn những thắc mắc cần giải đáp hãy liên hệ đến hotline 1900633716 để được luật sư dân sự, luật sư hình sự của Luật L24H hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Scores: 4.6 (14 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716