Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu, hậu quả pháp lý

Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Nguyên nhân dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu là do các bên không tuân thủ quy định về hình thức hoặc nội dung. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu và hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu theo pháp luật hiện hành.

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS) về giao dịch dân sự vô hiệu như sau: Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.

Thì theo đó, Điều 117 BLDS 2015 quy định những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực như sau:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  • Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Nếu giao dịch dân sự mà không đáp ứng các điều kiện trên thì bị vô hiệu, trừ một số ngoại lệ của thoả thuận, quy định khác.

Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu có thể hiểu là những giao dịch bằng hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương không đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định trên, trừ trường hợp quy định khác.

Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu

Căn cứ vào phạm vi (phần nội dung) bị vô hiệu, Giao dịch dân sự vô hiệu được phân loại thành: Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần và Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ.

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần

Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần được xác định như sau: Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của giao dịch dân sự vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch. Như vậy, khi xem xét giao dịch dân sự vô hiệu cần xét nội dung vô hiệu trong giao dịch đó có ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch hay không. Thông thường, giao dịch dân sự vô hiệu từng phần do không tuân thủ quy định về hình thức.

(Cơ sở pháp lý: Điều 130 BLDS 2015).

Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ

Giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ có thể hiểu là giao dịch dân sự hoàn toàn không còn hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể trong giao dịch. Các trường hợp mà giao dịch dân sự vô hiệu theo quy định BLDS 2015 bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép.
  • Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

(CSPL: Điều 123, Điều 124, Điều 125, Điều 126, Điều 127, Điều 128 BLDS 2015).

Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Tham khảo thêm một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu khác:

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

Việc xử lý hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được thực hiện như sau:

  • Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
  • Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

  • Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
  • Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
  • Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

(Cơ sở pháp lý: Điều 131 BLDS 2015).

Xử lý quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như thế nào?

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự vô hiệu, BLDS 2015 quy định như sau:

  • Khi đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình.
  • Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

Ngoài ra nếu giao dịch dân sự vô hiệu thì bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

(CSPL: Khoản 3 Điều 131 và Điều 133 BLDS 2015).

Luật sư tư vấn xử lý giao dịch dân sự vô hiệu

Dịch vụ Luật sư tư vấn xử lý giao dịch dân sự vô hiệu do Luật L24H cung cấp bao gồm những nội dung sau:

  • Tư vấn các vấn đề pháp lý và xác định trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu toàn phần, một phần.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến việc xử lý, giải quyết hậu quả giao dịch dân sự vô hiệu.
  • Tư vấn các vấn đề pháp lý về bảo vệ người thứ ba ngày tình trong giao dịch dân sự
  • Tư vấn thủ tục tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu
  • Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tham gia thương lượng, giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự vô hiệu tiền tố tụng hoặc trong quá trình tố tụng tại tòa án;
  • Soạn thảo hồ sơ, tài liệu, đơn khởi kiện trong vụ án dân sự
  • Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan khác.

Tư vấn giải quyết vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu

Tư vấn giải quyết vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu

Tóm lại, khi các chủ thể không tuân thủ quy định pháp luật về việc xác lập giao dịch dân sự thì giao dịch này sẽ vô hiệu. Sau khi Tòa án tuyên giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải xử lý hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu. Nếu khách hàng còn thắc mắc về vấn đề này hoặc sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự vui lòng liên hệ hotline 1900633716 để được Luật sư dân sự của Luật L24H hỗ trợ kịp thời. 

Scores: 5 (18 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,845 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716