Dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng chuyên nghiệp, uy tín

Tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng là dịch vụ pháp lý phổ biến trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Tuy nhiên để đảm bảo tính pháp lý, chính xác và bảo vệ quyền lợi của các bên, việc soạn thảo hợp đồng đòi hỏi sự hiểu biết về luật pháp và kỹ năng soạn thảo hợp đồng. Bài viết dưới đây cung cấp một số thông tin liên quan về hợp đồng xây dựng cũng như dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng.

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng xây dựng

Dịch vụ soạn thảo hợp đồng xây dựng

Quy định về hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là gì? Các loại hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Điều 138 Luật Xây dựng 2014,  Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng

Về ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng, ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận.

Về phân loại, hợp đồng xây dựng sẽ được phân loại tùy theo tính chất, nội dung công việc thực hiện và giá hợp đồng áp dụng, cụ thể như sau:

  • Căn cứ theo tính chất, nội dung công việc thực hiện, hợp đồng xây dựng gồm các loại sau:
  • Hợp đồng tư vấn xây dựng;
  • Hợp đồng thi công xây dựng công trình;
  • Hợp đồng cung cấp thiết bị lắp đặt vào công trình xây dựng;
  • Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng, hợp đồng chìa khóa trao tay;
  • Hợp đồng xây dựng khác.

Căn cứ theo hình thức giá hợp đồng áp dụng, hợp đồng xây dựng được chi thành:

  • Hợp đồng trọn gói;
  • Hợp đồng theo đơn giá cố định;
  • Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh;
  • Hợp đồng theo thời gian;
  • Hợp đồng theo chi phí cộng phí;
  • Hợp đồng theo giá kết hợp;
  • Hợp đồng xây dựng khác.

Căn cứ mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau:

  • Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu.
  • Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ.
  • Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức.
  • Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước.

Căn cứ pháp lý: Điều 140 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020), khoản 2 Điều 3 Nghị định 37/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng (sau đây gọi là Nghị định 37/2015/NĐ-CP)

Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng phải được ký kết dựa theo các nguyên tắc sau:

  • Tự nguyện, bình đẳng, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội;
  • Bảo đảm có đủ vốn để thanh toán theo thỏa thuận của hợp đồng;
  • Đã hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu và kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng;
  • Trường hợp bên nhận thầu là liên danh nhà thầu thì phải có thỏa thuận liên danh. Các thành viên trong liên danh phải ký tên, đóng dấu (nếu có) vào hợp đồng xây dựng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đồng thời, căn cứ Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 50/2021/NĐ-CP), ký kết hợp đồng xây dựng còn cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Tại thời điểm ký kết hợp đồng bên nhận thầu phải đáp ứng điều kiện năng lực hành nghề, năng lực hoạt động theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhiều nhà thầu chính thì nội dung của các hợp đồng này phải bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ trong quá trình thực hiện các công việc của hợp đồng để bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng

Tổng thầu, nhà thầu chính được ký hợp đồng với một hoặc một số nhà thầu phụ với điều kiện:

  • Các nhà thầu phụ này phải được chủ đầu tư chấp thuận
  • Các hợp đồng thầu phụ này phải thống nhất, đồng bộ với hợp đồng thầu chính đã ký với chủ đầu tư.
  • Tổng thầu, nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm với chủ đầu tư về tiến độ, chất lượng các công việc đã ký kết, kể cả các công việc do nhà thầu phụ thực hiện.

Giá ký kết hợp đồng không được vượt giá trúng thầu hoặc kết quả đàm phán, thương thảo hợp đồng xây dựng, trừ khối lượng phát sinh ngoài phạm vi công việc của gói thầu được Người có thẩm quyền quyết định đầu tư cho phép.

Đối với hợp đồng EPC (Hợp đồng thiết kế – mua sắm vật tư, thiết bị – thi công xây dựng công trình), trước khi ký kết các bên phải thỏa thuận cụ thể những nội dung chủ yếu sau:

  • Phạm vi công việc dự kiến;
  • Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, loại, cấp công trình; quy mô, công suất và phương án sản phẩm được lựa chọn, năng lực khai thác sử dụng;
  • Các thông tin về các tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, địa chất công trình, địa chất thủy văn, thủy văn của khu vực nơi xây dựng công trình;
  • Các yêu cầu về thiết kế xây dựng và một số thông số thiết kế ban đầu;
  • Các phương án công nghệ, kỹ thuật, thiết bị và thương mại; xuất xứ thiết bị, sản phẩm; giải pháp về mặt công nghệ kết nối thích ứng với các hệ thống kỹ thuật hiện hữu (nếu có);
  • Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài phạm vi công trình; giải pháp phòng, chống cháy, nổ thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
  • Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng;
  • Các yêu cầu về quản lý chất lượng công trình xây dựng, thử nghiệm, vận hành chạy thử, bảo hành và bảo trì công trình;
  • Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
  • Danh mục và mức độ áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng công trình;
  • Các chỉ dẫn kỹ thuật đối với vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật; quy trình vận hành từng phần và toàn bộ công trình thuộc phạm vi của gói thầu EPC;
  • Yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ và những vấn đề khác;
  • Các yêu cầu liên quan đến các thủ tục phê duyệt; số lượng các loại hồ sơ, tài liệu và mốc thời gian phải nộp cho bên giao thầu;
  • Kế hoạch tiến độ thực hiện và các mốc hoàn thành những công việc, hạng mục công trình chủ yếu và toàn bộ công trình để đưa vào khai thác, sử dụng;
  • Phân định trách nhiệm giữa bên giao thầu và bên nhận thầu về cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, đường giao thông nội bộ và các dịch vụ khác có sẵn trên công trường và việc xử lý giao diện giữa các gói thầu trong cùng một dự án xây dựng.

Như vậy, hợp đồng xây dựng sẽ được ký kết theo nguyên tắc trên.

Điều kiện có hiệu lực hợp đồng xây dựng

Tương tự các loại hợp đồng dân sự, hợp đồng xây dựng cũng cần những điều kiện pháp lý nhất định để nó có hiệu lực trước pháp luật. Căn cứ Điều 139, khoản 2 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng xây dựng được quy định như sau:

  • Người ký kết hợp đồng phải có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm các nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng
  • Bên nhận thầu phải có đủ điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề xây dựng theo quy định của Luật Xây dựng.

Theo đó, hợp đồng xây dựng phải được ký kết bởi những người có đủ năng lực hành vi dân sự, đúng hình thức và thẩm quyền theo quy định pháp luật. Ngoài ra đảm bảo các nguyên tắc ký kết của hợp đồng theo quy định pháp luật xây dựng.

Tư vấn giao kết hợp đồng xây dựng

Tư vấn giao kết hợp đồng xây dựng

Nội dung hợp đồng xây dựng

Nội dung hợp đồng xây dựng cần được thể hiện đầy đủ những thông tin cần thiết, thỏa thuận của các bên và các điều khoản phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ Điều 141 Luật Xây dựng 2014, hợp đồng xây dựng bao gồm các nội dung sau:

  • Căn cứ pháp lý áp dụng;
  • Ngôn ngữ áp dụng;
  • Nội dung và khối lượng công việc;
  • Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;
  • Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;
  • Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;
  • Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;
  • Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;
  • Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;
  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
  • Rủi ro và bất khả kháng;
  • Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;
  • Các nội dung khác.

Bên cạnh đó, đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung trên, hợp đồng xây dựng còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

>>> Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Vai trò của luật sư trong tư vấn, soạn thảo hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng là một trong những loại hợp đồng rất phổ biến, tuy nhiên việc soạn thảo cũng như rà soát hợp đồng theo đúng quy định pháp luật sẽ gây nhiều khó khăn cho cá nhân, tổ chức do tính phức tạp của loại hợp đồng này. Vì vậy, luật sư sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tư vấn, soạn thảo hợp đồng xây dựng, cụ thể như sau

  • Luật sư sẽ xem xét hồ sơ, tư vấn cho các bên tham gia dự án về các quy định pháp luật liên quan đến xây dựng; giải thích các nội dung điều khoản trong hợp đồng để các bên hiểu rõ được quyền và nghĩa vụ của mình, giúp các bên cân nhắc và đưa ra các thỏa thuận phù hợp.
  • Luật sư sẽ rà soát lại hồ sơ, hợp đồng xây dựng, phát hiện những thiếu sót, lỗ hổng của hợp đồng nhằm hạn chế tối đa hậu quả pháp lý có thể xảy ra mà các bên có thể gặp phải trong quá trình thực hiện hợp đồng
  • Bằng kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm của mình, Luật sư có thể đại diện cho các bên tham gia dự án trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng, theo đúng quy định của pháp luật, góp phần củng cố cơ sở pháp lý vững chắc cho các bên khi quan hệ hợp đồng được xác lập
  • Luật sư có thể dự kiến những rủi ro pháp lý có thể xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng và tư vấn hướng giải quyết, giảm thiểu tối đa tranh chấp giữa các bên, đảm bảo uy tín và mối quan hệ hợp tác lâu dài.
  • Luật sư có thể giúp các bên giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng thông qua thương lượng, hòa giải hoặc tố tụng, bảo vệ quyền lợi của các bên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Bên cạnh đó, luật sư còn có thể tư vấn về các thủ tục hành chính liên quan đến dự án xây dựng, đánh giá năng lực của nhà thầu, giám sát việc thực hiện hợp đồng xây dựng theo quy định pháp luật.

Với những vai trò quan trọng như vậy, luật sư giữ vai trò là người đồng hành không thể thiếu trong quá trình tư vấn, soạn thảo và ký kết hợp đồng xây dựng.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp nghĩa vụ thanh toán trong Hợp đồng xây dựng

Dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng xây dựng

Khi sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn, soạn thảo hợp đồng xây dựng, luật sư của chúng tôi sẽ thực hiện các công việc với nội dung như sau:

  • Tư vấn pháp luật về các quy định liên quan đến hợp đồng xây dựng: điều kiện có hiệu lực, nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng, hình thức, các loại hợp đồng, tính chất, nội dung hợp đồng, giá hợp đồng,…
  • Tư vấn quy định lựa chọn loại hợp đồng xây dựng;
  • Tư vấn về thủ tục nghiệm thu công trình xây dựng, thanh toán hợp đồng, bồi thường hợp đồng khi có sai phạm;
  • Tư vấn về các phương thức thực hiện hợp đồng.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp đồng xây dựng
  • Tư vấn cách giải quyết các trường hợp xảy ra sai phạm trong quá trình thi công xây dựng công trình.
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh khác;
  • Soạn thảo hợp đồng xây dựng theo yêu cầu của khách hàng và đặc thù từng loại hợp đồng;
  • Rà soát hợp đồng để đảm bảo hợp đồng không có bất kỳ sai sót nào về mặt pháp lý; điều chỉnh nội dung hợp đồng
  • Giải thích các điều khoản trong hợp đồng cho khách hàng.
  • Đại diện theo ủy quyền cho các bên tham gia dự án trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng xây dựng,
  • Đại diện theo ủy quyền tham gia giải quyết tranh chấp.

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng

Luật sư tư vấn soạn thảo hợp đồng xây dựng

Hợp đồng xây dựng đóng vai trò như một bản cam kết pháp lý ràng buộc, xác định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu và các bên liên quan khác.Vì thế cần có sự am hiểu pháp luật để thực hiện ký kết loại hợp đồng này để tránh phát sinh tranh chấp trong tương lai. Nếu Quý độc giả có khó khăn hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn luật xây dựng của chúng tôi hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được Luật sư của Luật L24H hỗ trợ. Xin cảm ơn.

Tham khảo thêm một số dịch vụ liên quan có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.8 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 204 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716