Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng là vấn đề phát sinh giữa các bên trong giao kết, thực hiện hợp đồng xây dựng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường được pháp luật điều chỉnh đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên giao kết trong hợp đồng xây dựng nhà ở và công trình khác. Bài viết dưới đây, Luật L24H sẽ cung cấp quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.

Bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Quy định chung về bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Căn cứ theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng gồm:

  • Có hành vi vi phạm trong hợp đồng xây dựng;
  • Có thiệt hại xảy ra;
  • Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra.

Bên nhận thầu phải bồi thường thiệt hại cho bên giao thầu trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 cụ thể như sau:

  • Chất lượng công việc không bảo đảm với thỏa thuận trong hợp đồng hoặc kéo dài thời hạn hoàn thành do lỗi của bên nhận thầu gây ra;
  • Do nguyên nhân của bên nhận thầu dẫn tới gây thiệt hại cho người và tài sản trong thời hạn bảo hành.

Bên giao thầu phải bồi thường cho bên nhận thầu trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 như sau:

  • Do nguyên nhân của bên giao thầu dẫn tới công việc theo hợp đồng bị gián đoạn, thực hiện chậm tiến độ, gặp rủi ro, điều phối máy, thiết bị, vật liệu và cấu kiện tồn kho cho bên nhận thầu;
  • Bên giao thầu cung cấp tài liệu, điều kiện cần thiết cho công việc không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng làm cho bên nhận thầu phải thi công lại, tạm dừng hoặc sửa đổi công việc;
  • Trường hợp trong hợp đồng xây dựng quy định bên giao thầu cung cấp nguyên vật liệu, thiết bị, các yêu cầu khác mà cung cấp không đúng thời gian và yêu cầu theo quy định;
  • Bên giao thầu chậm thanh toán theo thỏa thuận trong hợp đồng.

>>> Xem thêm: Mức phạt tối đa trong hợp đồng xây dựng là bao nhiêu?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015, nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

  • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
  • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
  • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
  • Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
  • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

>>> Xem thêm: Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

Mức bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Quy định mức bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Quy định mức bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Trường hợp một bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng hoặc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng không phù hợp với quy định thì sau khi thực hiện nghĩa vụ hoặc áp dụng biện pháp sửa chữa còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu bên kia còn bị những thiệt hại khác, mức bồi thường thiệt hại phải tương đương với mức tổn thất của bên kia (khoản 5 Điều 146 Luật Xây dựng 2014).

Trường hợp một bên vi phạm hợp đồng do nguyên nhân của bên thứ ba, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng trước bên kia. Tranh chấp giữa bên vi phạm với bên thứ ba được giải quyết theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 146 Luật Xây dựng 2014).

Trường hợp hành vi vi phạm hợp đồng của một bên xâm hại tới thân thể, quyền lợi, tài sản của bên kia, bên bị tổn hại có quyền yêu cầu bên kia gánh chịu trách nhiệm vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan (khoản 7 Điều 146 Luật Xây dựng 2014)..

>>> Xem thêm về: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Thủ tục khởi kiện đòi bồi thường trong hợp đồng xây dựng

Hồ sơ

Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn khởi kiện: Mẫu đơn khởi kiện theo mẫu số 23 – DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ- HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân tối cao ban hành ngày 13/01/2017.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Trình tự thủ tục

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Việc gửi đơn được thực hiện thông qua các phương thức sau đây:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Tòa án thụ lý và chuẩn bị xét xử vụ án:

Theo quy định tại Điều 195, Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

  • Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
  • Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
  • Thời hạn chuẩn bị xét xử kéo dài 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án, có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02.

Bước 4: Xét xử sơ thẩm

Trường hợp miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp những thiệt hại phát sinh trong những trường hợp dưới đây không phải chịu trách nhiệm bồi thường:

  • Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng;
  • Thiệt hại phát sinh hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
  • Các bên có thoả thuận khác;
  • Luật có quy định khác;

Tư vấn về bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Tư vấn bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

Tư vấn bồi thường thiệt hại vi phạm trong hợp đồng xây dựng

  • Tư vấn về quy định của pháp luật liên quan đến bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng;
  • Nghiên cứu, hỗ trợ tư vấn xác định điều kiện bồi thường thiệt hại
  • Hỗ trợ soạn thảo các đơn từ yêu cầu bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xây dựng;
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng;
  • Luật sư tham gia tố tụng nếu giải quyết tranh chấp tại Tòa án.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác về thiệt hại trong vi phạm hợp đồng xây dựng.

>>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư tranh tụng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng xây dựng và dẫn đến bên còn lại bị thiệt hại. Trường hợp cần tư vấn những vấn đề về vi phạm hợp đồng xây dựng, bồi thường hợp đồng, mức bồi thường hoặc cần giải đáp những vấn đề liên quan quý khách vui lòng gọi điện qua hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được để được luật sư tư vấn luật xây dựng hỗ trợ kịp thời miễn phí. Xin cảm ơn.

Scores: 4.9 (47 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,842 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716