Những trường hợp hợp đồng bảo hiểm bị vô hiệu mới nhất 2024

Trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu là một trong những vấn đề pháp lý quan trọng và đáng lưu ý khi giao kết hợp đồng bảo hiểm giảm thiểu tối đa rủi ro, và đảm bảo lợi ích của hai bên tham gia. Chính vì vậy, dưới đây Luật L24H sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu theo Luật kinh doanh bảo hiểm 2022.

Trường hợp làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm

Trường hợp làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm

Quy định về Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định về hợp đồng bảo hiểm như sau:

Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo đó, hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng được ký kết giữa người mua và doanh nghiệp bảo hiểm về một đối tượng được bảo hiểm nhất định ghi trong hợp đồng, khi sự kiện bảo hiểm xảy ra, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải trả cho người mua hay người thụ hưởng một số tiền nhất định theo thỏa thuận trước đó.

Hợp đồng bảo hiểm có thể vô hiệu khi xuất hiện các dấu hiệu của hành vi lừa dối, trục lợi và không tuân thủ các quy định của pháp luật. Khi này, hợp đồng bảo hiểm sẽ vô hiệu từ thời điểm ký kết, hay nói cách khác, ngay từ đầu hợp đồng này không có hiệu lực và hai bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Một số trường hợp làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm

Một số trường hợp làm vô hiệu hợp đồng bảo hiểm

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định các trường hợp làm cho hợp đồng bảo hiểm vô hiệu bao gồm:

  • Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Mục đích, nội dung hợp đồng bảo hiểm vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
  • Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo;
  • Bên mua bảo hiểm là người chưa thành niên; người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị lừa dối, trừ trường hợp quy định tại Điều 22 của Luật này;
  • Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép;
  • Bên mua bảo hiểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình khi giao kết hợp đồng bảo hiểm;
  • Hợp đồng bảo hiểm không tuân thủ quy định về hình thức quy định tại Điều 18 của Luật này.

Theo đó, có thể thấy hợp đồng bảo hiểm có khả năng vô hiệu khi vi phạm quy định của pháp luật về nội dung và hình thức của hợp đồng bảo hiểm như có dấu hiệu trục lợi, lừa dối, không có tính tự nguyện của người tham gia,…

Hệ quả pháp lý khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

Hệ quả pháp lý khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu

Hệ quả pháp lý khi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ vô hiệu

Căn cứ khoản 2 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định Khi hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường

Có thể thấy, khi hợp đồng bảo hiểm vô thì hai bên phải trả lại cho nhau những gì đã nhận và phải bồi thường nếu gây ra thiệt hại cho bên còn lại, như vậy lúc này công ty bảo hiểm phải trả lại phí bảo hiểm cho người mua và người mua bảo hiểm sẽ phải trả lại số tiền bảo hiểm đã nhận từ công ty bảo hiểm nếu có.

Tư vấn về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu

  • Luật sư tư vấn về các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu, giải đáp nguyên nhân hợp đồng bảo hiểm của khách hàng;
  • Xem xét hồ sơ, đánh giá chứng cứ và lý giải nguyên nhân hợp đồng bảo hiểm vô hiệu;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ pháp lý liên quan;
  • Luật sư đại diện giải quyết tranh chấp phát sinh giữa hai bên tham gia hợp đồng nếu có;
  • Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong các trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu.

>> Tham khảo thêm về: Tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ 

Như vậy, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi rơi vào những trường hợp trên, ngoài ra thì về nguyên tắc các bên phải hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận và bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu hay còn vướng mắc nào liên quan đến dịch vụ tư vấn về hợp đồng bảo hiểm vô hiệu thì có thể liên hệ với chúng tôi qua số Hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn hợp đồng hỗ trợ nhanh nhất.

Một số bài viết về tranh chấp hợp đồng bảo hiểm có thể bạn đọc quan tâm;

Scores: 4.8 (39 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,831 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716