Giải quyết tranh chấp thừa kế là tài sản khó định giá là một quá trình khó khăn trong đó việc định giá tài sản. Thẩm định giá tài sản khó định giá đóng vai trò quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp thừa kế. Bởi, kết quả định giá tài sản ảnh hưởng đến kết quả giải quyết tranh chấp thừa kế tài sản tương ứng. Để hiểu hơn về quyền và lợi ích của mình mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.
Giải quyết tranh chấp thừa kế là tài sản khó định giá
Thẩm định giá là gì, mục đích của việc thẩm định giá
Thẩm định giá là việc cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định, phục vụ cho mục đích nhất định theo tiêu chuẩn thẩm định giá.
Mục đích của việc thẩm định giá:
- Xác định giá trị của tài sản để chuyển giao quyền sở hữu: ví dụ về việc xác định giá bán; thiết lập cơ sở giao dịch tài sản…
- Xác định giá trị của tài sản để phục vụ mục đích – tín dụng như hoạt động cầm cố, thế chấp tài sản, xác định giá trị hợp đồng bảo hiểm tài sản,
- Xác định giá trị tài sản để phát triển đầu tư
- Xác định giá trị của tài sản trong doanh nghiệp nhằm: lập báo cáo thống kê, xác định giá trị doanh nghiệp,…
- Xác định giá trị tài sản nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp lý như: tìm giá trị tính thuế hàng năm; xác định giá trị bồi khi Nhà nước thu hồi tài sản,…
Cơ sở pháp lý: Khoản 15 Điều 4 Luật giá 2012
Quy định chung về định giá tài sản đối với di sản thừa kế
Trường hợp tòa án tiến hành định giá
Căn cứ theo khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự (viết tắt BLTTDS) 2015 quy định thì Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Thứ nhất, theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản là quyền của đương sự. Vì vậy một hoặc các bên đương sự có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp. Quy định này nhằm đảm bảo sự công bằng về giá tài sản mà các đương sự đang tranh chấp.
Thứ hai, các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản
Đương sự có quyền tự thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp, nếu không thỏa thuận được thì có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá; nếu vẫn không thống nhất lựa chọn được tổ chức thẩm định giá thì có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định thành lập Hội đồng định giá tài sản. Theo đó, nếu các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản thì Tòa án có quyền ra quyết định định giá tài sản.
Cũng theo quy định của BLTTDS năm 2015, trường hợp đương sự đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản thì Tòa án ra quyết định định giá tài sản.
Thứ ba, các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá trị thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi định giá.
>>> Tham khảo thêm: Khi nào tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản trong Tố tụng dân sự
Nguyên tắc định giá
Hiện nay, có các nguyên tắc định giá tài sản như sau:
- Các bên đương sự tự thỏa thuận về việc định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để xác định giá trị tài sản. Nhà nước tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đương sự về việc xác định giá tài sản, lựa chọn tổ chức thẩm định giá theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá theo mức giá thấp nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước (khoản 2 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Bảo đảm trung thực khách quan, công khai, đúng theo quy định pháp luật về thẩm định giá tài sản. (khoản 2 Điều 104 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)
- Việc định giá tài sản phải phù hợp với giá thị trường của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá (Điều 4 Nghị định 30/2018/NĐ-CP).
- Giá tài sản được tính bằng đồng Việt Nam, điều này được ghi nhận tại Hiến pháp nước Việt Nam năm 2013 và được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản đảm bảo thống nhất trong cả nước.
- Trong trường hợp tài sản định giá không còn thì việc xác định giá căn cứ vào tài liệu, hồ sơ của tài sản định giá trên cơ sở các thông tin, tài liệu thu thập được tài sản cần định giá (tham khảo Điều 219 Bộ luật tố tụng hình sự 2015).
Căn cứ pháp lý: Theo Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và Điều 4 Nghị định 30/2018/NĐ-CP, Hiến pháp 2013 Điều 219 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nguyên tắc định giá
Quyền thỏa thuận thừa kế tài sản khó định giá
Theo khoản 1 Điều 104 của BLTTDS, các bên đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp hoặc tự thỏa thuận về việc xác định giá tài sản, đồng thời đương sự có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp cho Tòa án.
Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án. Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được xem là chứng cứ nếu việc thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định rằng giá tài sản mà đương sự thỏa thuận với nhau không được thấp hơn mức giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba.
Các loại tranh chấp xác định giá tài sản khó định giá
Tranh chấp về tài sản vô hình
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình ban hành kèm theo Thông tư 06/2014/TT-BTC thì tài sản vô hình là một tài sản phi tiền tệ có thể xác định được mà không có hình thái vật chất và có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế và phải thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Không có hình thái vật chất, tuy nhiên một số tài sản vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật chất là không đáng kể so với giá trị tài sản vô hình;
- Có thể nhận biết được và có bằng chứng hữu hình về sự tồn tại của tài sản vô hình;
- Có khả năng tạo thu nhập cho người có quyền sở hữu;
- Giá trị của tài sản vô hình có thể định lượng được.
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn thẩm định giá số 13 Thẩm định giá tài sản vô hình Ban hàng kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-BTC quy định một số tài sản vô hình phổ biến như các tài sản trí tuệ và quyền sở hữu trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, bí quyết kinh doanh, thiết kế, phần mềm,…
Tài sản vô hình có thể được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp thừa kế tài sản vô hình theo pháp luật thì những người được thừa kế cùng hàng có quyền hưởng ngang nhau trong việc sử dụng, định đoạt tài sản. Nếu những người thừa kế tài sản vô hình không thỏa thuận được về việc hưởng thừa kế tài sản vô hình thì họ có quyền yêu cầu tòa án giải quyết.
Tranh chấp về tài sản là hàng hóa đặc biệt
Bộ luật dân sự 2015 nhấn mạnh tới một loại đối tượng đặc biệt, còn gọi là hàng hóa đặc biệt của hợp đồng mua bán, đó là quyền tài sản. Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015 thì: “Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.”. Các quyền tài sản bao gồm: quyền chuyển giao tài sản, quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ,… Đặc điểm chung của các quyền này là vô hình về mặt hình thức nhưng đều có thể được chứng minh sự tồn tại thông qua chứng cứ hữu hình.
Tuy nhiên, không phải tất cả quyền tài sản đều được xem là di sản thừa kế. Quyền tài sản gắn với nhân thân của người để lại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền được hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyền được nhận lương hưu, quyền cấp dưỡng ,… Vì các quyền tài sản này chấm dứt khi người để lại di sản chết mà pháp luật quy định không được chuyển cho những người thừa kế.
Việc xác định hàng hóa đặc biệt là di sản thừa kế cần phải dựa vào những căn cứ trên giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu và sử dụng hợp với đối với tài sản đó; đồng thời phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp về tài sản là tài liệu quý hiếm
Tài liệu quý hiếm phái đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có giá trị thông tin trong tài liệu, giá trị tài liệu và nhu cầu của thị trường; phản ánh các khía cạnh của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và khoa học – kỹ thuật của đất nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định.
- Giá trị sử dụng và sự khan hiếm, độc đáo của tài liệu với số lượng bản ít.
Có thể hiểu, tài liệu quý hiếm là tài liệu có giá trị đặc sắc, có giá trị nghiên cứu khoa học, cũng như có giá trị thực tiễn của các tài liệu trong một giai đoạn lịch sử nhất định; đồng thời tồn tại với số lượng hạn chế, hình thức đặc biệt và khóa bổ khuyết được nếu như bị mất hoặc hư hỏng, xét về ý nghĩa và bút tích của chúng.
Tài liệu quý hiếm vừa mang tính chất sở hữu vừa mang tính bảo hộ của nhà nước. Cụ thể:
- Theo Hiến Pháp 2013 quy định: “Mọi người đều có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần góp vốn trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác”
- Tại Điều 4 Luật lưu trữ 2011 có ghi rõ: “ thừa nhận quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ”
Quyền sở hữu đối với tài liệu lưu trữ được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ, trên cơ sở đảm bảo cho chủ sở hữu thực hiện các quyền trên tài sản của mình là tài liệu lưu trữ. Trong đó, chủ sở hữu được thực thi các quyền sở hữu như: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài liệu lưu trữ.
Như vậy, các chủ sở hữu tài liệu quý hiếm được quyền thực hiện, bảo vệ các quyền sở hữu của mình được quyền tự do thể hiện ý chí, thỏa thuận, định đoạt và tự chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình. Theo đó, nếu chủ sở hữu chết thì tài liệu quý hiếm sẽ được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật.
Lưu ý: Cần phải đảm bảo thực hiện đúng trách nhiệm của các chủ sở hữu đối với những tài liệu không thuộc quyền sở hữu nhà nước.
Tranh chấp về tài sản là động sản
Căn cứ theo khoản 2 Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 : “2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Việc phân chia di sản có thể được thực hiện theo thỏa thuận của các đương sự. Tài sản có thể được phân chia bằng hiện vật, nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Trình tự, thủ tục thành lập hội đồng định giá, định giá tài sản
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 104 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trình tự, thủ tục thành lập Hội đồng định giá, định giá tài sản được quy định như sau
- Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá.
- Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
- Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
- Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế là tài sản khó định giá
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế tài tài sản khó định giá
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế
- Tư vấn giải quyết trình tự, thủ tục tranh chấp thừa kế
- Tư vấn yêu cầu định giá tài sản tranh chấp
- Hướng dẫn soạn đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản
- Tư vấn xác định loại tài sản tranh chấp
- Tư vấn trình tự, thủ tục thành lập hội đồng định giá, định giá tài sản
- Tư vấn quyền thỏa thuận thừa kế tranh chấp là tài sản khó định giá
- Soạn thảo đơn từ liên quan để giải quyết tranh chấp thừa kế
- Luật sư đại diện theo ủy quyền hoặc người bảo vệ quyền lợi tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp tại tòa án
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến thẩm định, định giá tài sản
Việc xác định giá trị tài sản đối với những loại tài sản đặc thù, khó định giá là vấn đề không đơn giản khi thực hiện trong các thủ tục tố tụng để giải quyết tranh chấp về tài sản, đặc biệt là tranh chấp về thừa kế. Qua bài viết trên, nếu có vướng mắc pháp lý về giải quyết tranh chấp thừa kế là tài sản khó định giá hoặc cần tư vấn thêm hay trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn luật dân sự thì hãy liên hệ cho chúng tôi qua hotline: 1900633716 để được luật sư hỗ trợ tư vấn trực tuyến miễn phí. Xin cảm ơn.