Khi nào tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản trong Tố tụng dân sự

Khi nào tòa án sẽ ra quyết định định giá tài sản trong Tố tụng dân sự được quy định cụ thể ở các quy định liên quan đến việc định giá cũng như thẩm quyền được ra quyết định. Bài viết Luật L24H sẽ cung cấp cho Quý khách hiểu thêm về các quy chế trong việc định giá, những quy định về trình tự giải quyết, chi phí phải trả việc giám định và đặc biệt là việc Tòa án sẽ ra quyết định định giá.

Tòa án ra quyết định định giá

Tòa án ra quyết định định giá

Định giá tài sản trong tố tụng dân sự là gì?

Tại Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về việc định giá như sau:

  • Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
  • Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
  • Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.”

Theo đó có thể hiểu rằng định giá tài sản sẽ là việc đưa ra một mức giá cụ thể tương ứng cho sản phẩm nào đó, và phải phù hợp với thị trường ở nơi đó hay thời điểm nhất định.

>>> Xem thêm: Thẩm định giá là gì?

Tòa án ra quyết định định giá tài sản khi nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Tòa sẽ ra quyết định định giá tài sản đối với những trường hợp :

  • Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự;
  • Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản;
  • Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá.

Qua đó có thể thấy Tòa cần phải ra quyết định định giá tài sản khi có yêu cầu của các bên đương sự, khi không thỏa thuận chọn tổ chức nào thẩm định và muốn thỏa thuận nơi có mức giá thấp hơn nhằm trốn tránh nghĩa vụ.

Trường hợp ra quyết định định giá

Trường hợp ra quyết định định giá

Quy định về trình tự, thủ tục lập Hội đồng định giá

Thành phần hội đồng

Theo khoản 4 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật này không được tham gia Hội đồng định giá như:

  • Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
  • Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó.
  • Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.

Trình tự, thủ tục lập Hội đồng định giá

Việc lập Hội đồng định giá tài sản được thực hiện theo trình tự sau (khoản 4 Điều 104 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015):

  • Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được thông báo trước về thời gian, địa điểm tiến hành định giá, có quyền tham dự và phát biểu ý kiến về việc định giá. Quyền quyết định về giá đối với tài sản định giá thuộc Hội đồng định giá;
  • Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
  • Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.

Trình tự lập Hội đồng định giá

Trình tự lập Hội đồng định giá

Mẫu đơn yêu cầu định giá

Theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có quy định về mẫu đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản được thực hiện theo mẫu số 07-DS như sau:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————-

…………, ngày….tháng…năm…

ĐƠN YÊU CẦU
TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

Kính gửi: Tòa án nhân dân (1) ………………………………..

Họ tên người yêu cầu: ………………………………………………………………………………………………………………………..

  1. (2)…………………………………………………………. địa chỉ (3)…………………………………………………….

Là: (4)………………………………………………………. trong vụ việc (5)………………………………………………

  1. …………………………………………………………….. địa chỉ…………………………………………………………

Là …………………………………………………………..trong vụ việc……………………………………………………

…………………………………………………………………(nếu có)………………………………………………………..

Yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá tài sản đang tranh chấp, gồm: (6)……………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người yêu cầu (7)

Hướng dẫn sử dụng mẫu số 07-DS:

(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định định giá; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện đó thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào

(2) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi họ tên; nếu người yêu cầu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức yêu cầu đó.

(3) Nếu người yêu cầu là cá nhân, thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú theo đúng như trong đơn khởi kiện, đơn yêu cầu. Nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó.

(4) Ghi tư cách tố tụng của người yêu cầu trong vụ việc cụ thể mà Tòa án đang giải quyết.

(5) Ghi rõ số ký hiệu và ngày, tháng, năm thụ lý vụ việc và từng loại việc cụ thể Tòa án đang giải quyết

(6) Ghi rõ, cụ thể loại tài sản và số lượng tài sản cần định giá.

(7) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của tùng người yêu cầu; nếu cơ quan, tổ chức yêu cầu thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức ký tên, ghi rõ họ, tên, chức vụ của mình và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó.

>>> Xem thêm: Đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản

>>> Tải xuống: Mẫu đơn yêu cầu thẩm định giá tài sản

Ai sẽ chịu chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự

Đối tượng chịu chi phí theo Điều 165 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 nếu không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định gì khác thì nghĩa vụ chịu chi phí là:

  • Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
  • Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí định giá tài sản tương ứng với tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
  • Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản quy định tại điểm c khoản 3 Điều 104 của Bộ luật này thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau: đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ; tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá tài sản chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.
  • Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 “Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan”, điểm b khoản 1 Điều 299 “Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật ” Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì nguyên đơn phải chịu chi phí định giá tài sản.
  • Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản.

Các đối tượng trên sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với chi phí định giá tài sản

Tư vấn về thẩm định tài sản trong tố tụng dân sự

  • Tư vấn soạn thảo mẫu đơn yêu cầu định giá của đương sự
  • Luật sư trực tiếp đại diện thực hiện khiếu nại kết quả thẩm định
  • Đưa ra hướng giải quyết có lợi cho khách hàng
  • Tư vấn các vấn đề liên quan

Bài viết đã trình bày cụ thể việc định giá tài sản ở Tòa được thực hiện theo một trình tự nhất định và chi phí phải trả cho việc định giá tài sản phụ thuộc vào việc các bên đương sự có thỏa thuận như thế nào về việc đó. Và mẫu đơn yêu cầu thẩm định được thực hiện theo mẫu được quy định cụ thể theo quy định pháp luật. Trên đây là bài viết của chúng tôi, nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc hay mong muốn hỗ trợ tư vấn pháp luật Quý khách có thể liên hệ qua HOTLINE 1900 633 716 để được luật sư dân sự tư vấn trực tuyến mfiễn phí

Scores: 4.94 (16 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716