Những trường hợp nào công ty có thể giảm vốn điều lệ

Trường hợp nào công ty có thể giảm vốn điều lệ là câu hỏi mà nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp đang thắc mắc khi đăng ký kinh doanh. Như vậy, có thể giảm vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, công ty tnhh 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh và công ty cổ phần không? Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ như thế nào? Sau đây là những nội dung cơ bản mà Luật L24H cung cấp về vấn đề trên.

Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty

Trường hợp giảm vốn điều lệ công ty

Các trường hợp công ty giảm vốn điều lệ

Công ty TNHH 1 thành viên

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp giảm vốn điều lệ đối với công ty TNHH 1 thành viên:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty;
  • Vốn điều lệ không được chủ sở hữu công ty thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 75 của Luật này.

Công ty TNHH 2 thành viên

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 68 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp giảm vốn điều lệ như sau:

  • Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên;
  • Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên theo quy định tại Điều 51 của Luật này;
  • Vốn điều lệ không được các thành viên thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 47 của Luật này.

>>> Xem thêm: Giảm vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên

Công ty cổ phần

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp công ty cổ phần giảm vốn điều lệ:

  • Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông;
  • Công ty mua lại cổ phần đã bán theo quy định tại Điều 132 và Điều 133 của Luật này;
  • Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 113 của Luật này.

>>> Xem thêm: Thủ tục giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Công ty hợp doanh

Theo quy định tại Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 về vốn điều lệ như sau: Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Mặc dù Luật Doanh nghiệp 2020 không quy định cụ thể về các trường hợp giảm vốn điều lệ của công ty hợp danh. Tuy nhiên,  với quy định về vốn điều lệ trên thì công ty hợp danh có thể giảm vốn điều lệ thông qua các hình thức chấm dứt tư cách thành viên hợp danh và khai trừ thành viên góp vốn khỏi công ty được quy định tại Điều 185 Luật Doanh nghiệp 2020.

Thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ

Thẩm quyền

Theo quy định tại Điều 30 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

Doanh nghiệp phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 28 của Luật này.

Như vậy, với quy định trên khi thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp phải làm thủ tục đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Hồ sơ

Căn cứ Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

  • Thông báo thay đổi vốn điều lệ
  • Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Biên bản họp về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Giấy tờ xác nhận việc góp vốn của các thành viên mới tiếp nhận vào công ty
  • Báo cáo tài chính của công ty tại kỳ gần nhất với thời điểm quyết định giảm vốn điều lệ (đối với trường hợp giảm vốn điều lệ)
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của thành viên mới góp vốn vào công ty
  • Xuất trình bản chính và nộp bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Trình tự thủ tục

  • Bước 1: Nộp hồ sơ

Có 02 cách thức để nộp hồ sơ, cụ thể:

Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Cách 2: Đăng ký qua mạng tại Cổng thông tin Quốc gia và Đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh

  • Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
  • Bước 3: Nhận kết quả

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc, kể từ khi nộp đủ hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh.

Đăng ký giảm vốn điều lệ

Đăng ký giảm vốn điều lệ

Quá thời hạn mà chưa đăng ký thay đổi vốn thì bị xử phạt bao nhiêu?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

Ngoài ra căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định:

Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 28; điểm a và điểm b khoản 2 Điều 38; Điều 62 và Điều 63 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.”

Như vậy, quá thời hạn cho phép mà không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ thì sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức, đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức tức là từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Xử phạt hành chính

Xử phạt hành chính

>>> Xem thêm: Không đăng ký khi thay đổi vốn điều lệ có bị xử phạt

Luật sư tư vấn giảm vốn điều lệ ở công ty

  • Luật sư tư vấn các quy định của pháp luật về việc thay đổi vốn điều lệ
  • Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi vốn điều lệ
  • Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp
  • Luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn từ, làm việc với cơ quan nhà nước
  • Các vấn đề khác có liên quan.

Như vậy, tùy theo loại hình doanh nghiệp mà pháp luật đã có những quy định về các trường hợp có thể giảm vốn điều lệ của công ty. Bài viết phần nào tôi đã cung cấp được các nội dung về các trường hợp công ty có thể giảm vốn điều lệ, hồ sơ và trình tự thủ tục đăng ký giảm vốn điều lệ. Nếu Quý khách hàng có khó khăn hoặc thắc mắc gì về vấn đề trên cần tôi tư vấn luật doanh nghiệp cụ thể hãy vui lòng liên hệ đến hotline 1900.633.716 để được tư vấn kỹ hơn.

Scores: 4.9 (19 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,828 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716