Tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ

Tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp cho người mua bảo hiểm này tránh được những rủi ro pháp lý, hậu quả không mong muốn. Trước khi ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ nói riêng, mọi hợp đồng và thỏa thuận khác nói chung cần phải đọc kỹ nội dung của hợp đồng. Để giúp hiểu rõ hơn về vấn đề này, Tôi xin gửi các bạn thông qua bài viết này

Tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ

Tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ

Các loại rủi ro bảo hiểm hiện nay

Rủi ro thuần túy và rủi ro đầu cơ

Rủi ro thuần túy là loại rủi ro không có chủ đích, nhưng gây ra hậu quả thiệt hại với chúng ta, đồng thời không có mục đích sinh lời. Rủi ro thuần túy bao gồm tai nạn giao thông, tai nạn lao động, cháy nhà hoặc mất trộm tài sản.

Khác với rủi ro thuần túy là rủi ro đầu cơ. Theo đó, rủi ro đầu cơ có mục đích hoặc có nhân tố kiếm lời bên trong, chủ yếu xảy ra trong quá trình kinh doanh và không được bảo hiểm chi trả.

Rủi ro tài chính và rủi ro phi tài chính

Rủi ro tài chính là rủi ro gây ra hậu quả có thể đo lường bằng tiền bạc. Theo đó, tài sản bị hư hỏng có thể dẫn đến thiệt hại về tài chính, đó là chi phí khôi phục, sửa chữa tài sản, chi phí thay thế bộ phận hư hại, chi phí mua sản phẩm tương tự để thay thế hoặc tình trạng thiệt hại do gián đoạn kinh doanh.

Khác với rủi ro tài chính, rủi ro phi tài chính không thể đo lường bằng tiền mặt. Thay vào đó, đây là rủi ro ảnh hưởng đến tâm lý và cảm xúc của một người, hình thành trạng thái tiêu cực, khó chịu hoặc cảm thấy không hài lòng.

Rủi ro riêng biệt và rủi ro chung

Rủi ro riêng biệt có nguyên nhân và hậu quả mang tính chất cá nhân, dẫn đến thiệt hại cho một hoặc số ít người, ví dụ như hỏa hoạn, trộm cướp, thương tích hoặc tử vong.

Khác với rủi ro riêng biệt, rủi ro chung có phạm vi nằm ngoài kiểm soát và để lại hậu quả ảnh hưởng đến số đông hoặc xã hội nói chung. Chẳng hạn như thảm họa tự nhiên, thiên tai lũ lụt, núi lửa phun trào, động đất xảy ra trên diện rộng, khiến người dân gặp phải tổn thất về người và của cải.

Rủi ro cụ thể được liệt kê trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Các loại rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ gồm có: rủi ro bệnh hiểm nghèo, tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn.

Rủi ro bệnh hiểm nghèo: Đây là trường hợp người được bảo hiểm mắc phải một trong những căn bệnh hiểm nghèo, tác động nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, nhồi máu cơ tim, bại liệt, suy gan, suy thận, hôn mê hoặc đột quỵ.

Rủi ro thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn

Đây là trường hợp người được bảo hiểm bị mất hoàn toàn hoặc không thể khôi phục chức năng của bộ phận trên cơ thể, như: Hai tay; hoặc Hai chân; hoặc Một tay và một chân; hoặc Hai mắt; hoặc Một tay và một mắt; hoặc Một chân và một mắt.

Trong đó, mất hoàn toàn và không thể phục hồi chức năng của mắt, được hiểu là mất hẳn đôi mắt hoặc mù vĩnh viễn. Đối với thương tật ở tay, nếu bị tổn thương từ cổ tay trở lên thì người tham gia được bồi thường chi phí bảo hiểm. Đối với chân thì phải tính từ mắt cá chân trở lên.

Rủi ro tử vong

Đây là rủi ro bảo hiểm có mức độ nghiêm trọng cao nhất, không chỉ để lại nỗi đau mất mát cho những người thân, mà còn ảnh hưởng đến tài chính gia đình, nếu như người ra đi giữ vai trò trụ cột. Đối với trường hợp này, bảo hiểm nhân thọ vừa hỗ trợ giá trị vật chất, vừa san sẻ giá trị tinh thần, nhằm giúp cho người ở lại sớm vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống vững vàng sau này.

Nội dung quan trọng trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Nội dung trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Phí bảo hiểm và thời gian đóng

Các công ty bảo hiểm sẽ thiết kế mức phí căn cứ theo 3 tiêu chí:

  • Bảng tỷ lệ tử vong 1980 trong quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm: Giúp công ty bảo hiểm ước tính số quyền lợi thương tật, tử vong và khoảng thời gian cần chi trả cho khách hàng tham gia.
  • Lãi suất đầu tư: Số tiền người tham gia bảo hiểm đóng phí được công ty bảo hiểm mang đi đầu tư tạo ra lợi nhuận. Từ đó, công ty sẽ chi trả quyền lợi cho khách hàng như hỗ trợ tài chính khi mắc bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ tạo vốn khởi nghiệp,… Sau khi tính lãi suất bình quân được tạo ra, công ty bảo hiểm sẽ tính vào mức phí bảo hiểm mà quý khách cần đóng.
  • Chi phí bình quân trên mỗi hợp đồng: Đây là chi phí để công ty bảo hiểm duy trì hợp đồng: bộ máy hoạt động, đầu tư chăm sóc và bảo dưỡng cơ sở vật chất, bảo quản hợp đồng bảo hiểm,…

Bên cạnh đó phụ thuộc vào các gói sản phẩm bảo hiểm mà khách hàng tham gia, phí bảo hiểm nhân thọ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau như:

  • Độ tuổi: Hầu hết các gói bảo hiểm nhân thọ hiện nay đều được thiết kế dành cho khách hàng trong độ tuổi từ 0 – 65 tuổi. Khi càng tham gia bảo hiểm sớm, mức phí quý khách cần đóng càng thấp. Ngược lại, khi độ tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc nhiều bệnh tật càng lớn, rủi ro sức khỏe tăng thì phí bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi càng nhiều. Theo điều 34 Luật kinh doanh bảo hiểm, khách hàng có nghĩa vụ cung cấp chính xác độ tuổi để công ty có căn cứ tính phí bảo hiểm.
  • Tình trạng sức khoẻ: Đây cũng là yếu tố chi phối nhiều đến phí bảo hiểm nhân thọ của mỗi khách hàng. Bởi lẽ, điều này ảnh hưởng khá lớn đến rủi ro khách hàng mắc bệnh lý trong thời điểm tham gia bảo hiểm. Lưu ý, quý khách cần trung thực khi cung cấp thông tin sức khỏe cho công ty bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi của mình.
  • Giới tính: Sự khác biệt giữa phái nam và phái nữ cũng là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến mức phí đóng bảo hiểm của mỗi khách hàng. Bởi lẽ giữa hai giới tính không giống nhau về lối sống, cấu tạo sinh lý và chênh lệch về tuổi thọ trung bình. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nam giới chỉ có tuổi thọ trung bình đạt 76 điểm, trong khi nữ giới là 81 điểm.
  • Đặc thù nghề nghiệp: Bảo hiểm nhân thọ phân chia nghề nghiệp thành 4 nhóm nghề có mức độ rủi ro từ thấp đến cao để tính mức phí bảo hiểm cho khách hàng:

Nhóm 1: Lao động trí thức di chuyển ít.

Nhóm 2: Lao động trí thức di chuyển nhiều.

Nhóm 3: Lao động sử dụng chân tay với công cụ lao động đơn giản, không nguy hiểm.

Nhóm 4: Lao động sử dụng chân tay với công cụ lao động nặng.

  • Thời hạn tham gia bảo hiểm: Đây là thời gian mà công ty bảo hiểm có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe, tính mạng và bồi thường thiệt hại cho người tham gia trong trường hợp xảy ra rủi ro. Cùng một sản phẩm có quyền lợi và chi trả giống nhau nhưng hợp đồng có thời hạn càng dài thì phí bảo hiểm càng thấp và ngược lại.
  • Giá trị hợp đồng bảo hiểm: Đây là chi phí mà công ty bảo hiểm cần chi trả khi đến kỳ đáo hạn hoặc kết thúc thời hạn tham gia nhưng không xảy ra rủi ro. Giá trị hợp đồng càng lớn, mức phí bảo hiểm nhân thọ càng cao.

Mốc thời gian đóng phí bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 37 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022:

Bên mua bảo hiểm có thể đóng phí bảo hiểm một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

  • Trường hợp phí bảo hiểm được đóng nhiều lần và bên mua bảo hiểm đã đóng một hoặc một số kỳ phí bảo hiểm nhưng không thể đóng được các khoản phí bảo hiểm tiếp theo thì thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
  • Các bên có thể thỏa thuận khôi phục hiệu lực hợp đồng bảo hiểm đã bị đơn phương chấm dứt thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 trong thời hạn 02 năm kể từ ngày bị chấm dứt và bên mua bảo hiểm đã đóng số phí bảo hiểm còn thiếu.
  • Trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm không được tự ý khấu trừ phí bảo hiểm từ giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm khi chưa có sự đồng ý của bên mua bảo hiểm và không được khởi kiện đòi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm. Quy định này không áp dụng đối với bảo hiểm nhóm.

>>> Xem thêm: Quy định về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ

Các quyền lợi của hợp đồng

Quyền lợi bảo vệ trước thương tật/tử vong

Tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mặc dù không có khả năng ngăn chặn biến cố nhưng sẽ giúp giảm bớt gánh nặng tài chính khi rủi ro xảy đến.

Phía công ty bảo hiểm có trách nhiệm hỗ trợ chi trả cho khách hàng theo đúng quy định trong hợp đồng. Tuỳ từng sản phẩm mà mức quyền lợi khác nhau, tuy nhiên số tiền này phần nào có thể thay thế nguồn thu nhập chính khi người thân trong gia đình mất khả năng lao động hoặc qua đời. Từ đó giúp người ở lại ổn định tâm lý để tiếp tục cuộc sống, giúp bố mẹ an dưỡng tuổi già và đảm bảo con đường học vấn của con cái.

Quyền lợi bảo vệ trước bệnh ung thư

Khi tham gia bảo hiểm, sẽ nhận được quyền lợi bảo hiểm nhân thọ giúp bảo vệ trước các bệnh hiểm nghèo như ung thư, đột quỵ. Không chỉ được hỗ trợ về mặt tài chính, còn có cơ hội điều trị tại các bệnh viện lớn và uy tín có công nghệ hiện đại.

Quyền lợi chăm sóc y tế

Quyền lợi bảo hiểm nhân thọ còn bao gồm quyền lợi chăm sóc y tế dành cho người thụ hưởng. Người bệnh không chỉ được giảm phần nào gánh nặng tài chính mà còn có được đội ngũ bác sĩ, y tá tận tình, chu đáo, có chuyên môn cao thăm khám và chữa bệnh. Bên cạnh đó, một số gói sản phẩm bảo hiểm còn chi trả toàn bộ chi phí nằm viện và chi phí khám bệnh. Khi tham gia bảo hiểm nhân thọ, sẽ nhận được các quyền lợi chăm sóc y tế như: Trợ cấp viện phí cơ bản; Trợ cấp viện phí đặc biệt; Hỗ trợ chi phí vận chuyển cấp cứu;  Hỗ trợ chi phí phẫu thuật.

Quyền lợi đầu tư của sản phẩm liên kết chung

Khi công ty bảo hiểm liên kết với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính, khách hàng sẽ nhận được quyền lợi đầu tư những sản phẩm liên kết chung . Đây là hình thức đầu tư vừa hiệu quả vừa an toàn, nhất là trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có nhiều biến động. Phí bảo hiểm của sản phẩm liên kết chung được chia làm 2 phần:

Phần bảo hiểm: Công ty bảo hiểm có trách nhiệm chi trả cho người thụ hưởng trong trường hợp người được bảo hiểm không may gặp phải rủi ro, sự cố dẫn đến thương tật vĩnh viễn hoặc tử vong.

Phần đầu tư: Công ty bảo hiểm dùng phí tham gia bảo hiểm nhân thọ để đầu tư sinh lời.

Từ đó, vào một khoảng thời gian nhất định, một phần số tiền mà quý khách tham gia sản phẩm liên kết sẽ tạo ra một khoản lợi nhuận. Mức lãi này sẽ được công bố minh bạch và rõ ràng nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng.

Quyền lợi cho con cái

Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được xem như quỹ dự phòng dài hạn, đảm bảo duy trì con đường học vấn cho con cái. Đến khi con cái trưởng thành, hợp đồng bảo hiểm đến thời kỳ đáo hạn giúp con cái có khoản tiền để theo đuổi dự định hoặc thực hiện đam mê

Quyền lợi đáo hạn

Vào thời điểm ngày cuối cùng của hợp đồng, công ty bảo hiểm phải tất toán toàn bộ giá trị của hợp đồng cho người tham gia bảo hiểm như lãi chia hay các khoản lãi đầu tư khi tham gia sản phẩm liên kết chung. Tuy nhiên, trong trường hợp có tình huống phát sinh, số tiền thực nhận của quý khách cần phải được trừ hết các khoản nợ.

Quyền lợi nhận thưởng gia tăng giá trị hợp đồng

Mỗi năm, phía công ty cần chi trả cho khách hàng bằng cách cộng vào giá trị tài khoản hợp đồng nếu hợp đồng đó thoả mãn quy định. Giá trị hợp đồng càng cao, quyền lợi nhận thưởng càng lớn..

>>>Xem thêm: Các loại hợp đồng bảo hiểm theo luật kinh doanh bảo hiểm mới nhất năm 2023

Những trường hợp không bồi thường, chi trả bảo hiểm

Khi nào không bồi thường, chi trả bảo hiểm

Khi nào không bồi thường, chi trả bảo hiểm

Theo Điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm 2022 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2023) quy định những trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

  • Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực;
  • Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
  • Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Thời gian cân nhắc tham gia bảo hiểm

Thời gian cân nhắc còn được biết là thời gian khách hàng được quyền dùng thử sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Cụ thể thời gian sẽ được tính từ lúc khách hàng nhận được hợp đồng bảo hiểm từ bên cung cấp đến 21 ngày sau đó. Khi đó, khách hàng vẫn sẽ được hưởng mọi quyền lợi như trong hợp đồng chính thức, chỉ khác là sẽ có thêm các quyền lợi như sau:

  • Khách hàng có quyền thay đổi, bổ sung quyền lợi trong hợp đồng.
  • Khách hàng có quyền tăng hoặc giảm giá trị hợp đồng
  • Khách hàng có quyền chấm dứt hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Cơ sở pháp lý: Điều 35 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022

Lưu ý: Mỗi Công ty bảo hiểm sẽ có quy định khác nhau về thời hạn 21 ngày cân nhắc. Đa phần công ty sẽ tính 21 ngày kể từ ngày khách hàng nhận được hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên sẽ có một số công ty tính 21 ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực (tính cả ngày khách chưa nhận được hợp đồng). Vì thế bạn cần tìm hiểu rõ chính sách của từng công ty, để đảm bảo quyền lợi của mình, tránh bị quá hạn

Tư vấn viên gây nhầm lẫn hợp đồng bảo hiểm có vô hiệu?

Nếu tư vấn viên bảo hiểm đưa ra các thông tin gây sự nhầm lẫn cho khách hàng, làm cho khách hàng ngộ nhận một số quyền lợi nhất định của Hợp đồng hoặc về thời hạn bảo vệ và thời hạn đóng phí bảo hiểm thì Hợp đồng đó cũng có thể bị vô hiệu bởi các quy định pháp luật sau đây:

Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn:

  • Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
  • Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được”.

Điều 22 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 quy định Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin

  • Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; bên mua bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến đối tượng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
  • Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm (nếu có)”.

Điểm g khoản 1 Điều 25 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu: Hợp đồng bảo hiểm được giao kết có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng, trừ trường hợp mục đích giao kết hợp đồng của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc giao kết hợp đồng vẫn đạt được”.

Luật sư tư vấn rủi ro pháp lý cho người mua bảo hiểm nhân thọ

Luật sư tư vấn rủi ro pháp lý người mua bảo hiểm nhân thọ

Luật sư tư vấn rủi ro pháp lý người mua bảo hiểm nhân thọ

  • Tư vấn rủi ro pháp lý khi mua bảo hiểm nhân thọ;
  • Tư vấn các quyền lợi khi mua bảo hiểm nhân thọ;
  • Tư vấn về các nội dung của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ của Quý khách hàng;
  • Hướng dẫn soạn thảo, đánh giá hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn, giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Với những thông tin trên đã cung cấp, đã giúp cho các bạn hiểu thêm về các rủi ro pháp lý khi mua bảo hiểm nhân thọ, cũng như là các quyền lợi của nó. Người mua bảo hiểm nhân thọ cần phải nắm rõ quy định pháp luật về bảo hiểm để bảo vệ các lợi ích của mình. Nếu còn thắc mắc khác cần luật sư tư vấn hợp đồng tư vấn thêm, vui lòng liên hệ qua hotline 1900.633.716 để được các Luật sư L24H hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn

Scores: 5 (28 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,933 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716