Người đang đóng bảo hiểm chết thì người thân có phải đóng tiếp không?

Người đang đóng bảo hiểm chết thì người thân có phải đóng tiếp không đã được pháp luật quy định cụ thể. Bên cạnh nỗi mất mát về tinh thần, thân nhân của người đã mất cũng đặc biệt quan tâm đến các quyền lợi về bảo hiểm dành cho người ở lại, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ. Nhiều dấu hỏi được đặt ra như chồng chết, vợ có được hưởng chế độ bảo hiểm hay thừa kế nghĩa vụ thanh toán gì không. Bài viết sau đây tôi sẽ giúp cho quý bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Có phải đóng bảo hiểm tiếp khi người đang đóng bảo hiểm chết

Có phải đóng bảo hiểm tiếp khi người đang đóng bảo hiểm chết

Giải quyết ra sao khi đang đóng bảo hiểm mà chết

Người thân có phải đóng tiếp?

Theo quy định, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể được đóng phí một lần hoặc nhiều lần theo thời hạn, phương thức thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Nghĩa là pháp luật luôn ưu tiên tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong giao dịch dân sự với điều kiện thỏa thuận đó không vi phạm những điều pháp luật cấm. Do vậy, nếu như không may bên mua bảo hiểm chết, nếu như cần đóng thêm một khoản phí để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho bên mua bảo hiểm để nhận các chế độ, quyền lợi thì lúc này người thân hoặc người được thụ hưởng bảo hiểm của người chết có thể thỏa thuận chi trả tiếp một khoản phí với bên bán bảo hiểm nếu được sự đồng ý từ bên bán.

Ngoài ra, trường hợp người mua bảo hiểm nhân thọ chết do tự tử, thi hành án hoặc thương tật vĩnh viễn thuộc trường hợp không được bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo quy định thì bên bán bảo hiểm sẽ không phải chi trả bảo hiểm, bồi thường. Lúc này, người thân không có nghĩa vụ phải đóng tiền tiếp theo hợp đồng. Tuy nhiên, bên bán bảo hiểm sẽ phải trả lại giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, cho người thân của người mua bảo hiểm đã chết theo pháp luật về thừa kế.

Cơ sở pháp lý (CSPL): Điều 37, Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (LKDBH 2022).

Người thân có được hưởng chế độ bảo hiểm?

Theo quy định, khi bên mua bảo hiểm (không đồng thời là người được bảo hiểm) chết thì người thân (vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh ruột, chị ruột, em ruột hoặc người khác có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng với bên mua bảo hiểm) hoặc người thụ hưởng bảo hiểm sẽ được hưởng quyền lợi được bảo hiểm bởi bên bán bảo hiểm.

Theo đó, Người thụ hưởng được hiểu là tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Còn, Người được bảo hiểm là tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, sức khỏe, tính mạng, nghĩa vụ hoặc lợi ích kinh tế được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

Về bản chất, đối tượng của bảo hiểm nhân thọ là tuổi thọ, tính mạng con người. Ngoài ra, tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Do đó, khi bên mua bảo hiểm chết, nghĩa là đã xảy ra sự kiện bảo hiểm nên bên bán bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, bồi thường theo thỏa thuận trong hợp đồng cũng như quy định của pháp luật.

Như vậy, vấn đề đặt ra là việc người thân mua bảo hiểm chết có phải là Sự kiện bảo hiểm để được bên bán bảo hiểm chi trả, bồi thường theo hợp đồng không?

Theo đó, pháp luật quy định rằng Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Có thể thấy, nếu như trong hợp đồng có thỏa thuận việc chết trong trường hợp nào (như chết tự nhiên, chết do bị người khác giết, chết do tai nạn do lỗi vô ý…) thì được bảo hiểm chi trả thì không bàn luận đến. Trường hợp không có thỏa thuận, nếu việc người đóng bảo hiểm chết thuộc các trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm quy định tại Điều 40 LKDBH 2022 như chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hay chết do bị thi hành án tử hình, thì người đóng bảo hiểm chết sẽ không được bên bán bảo hiểm chi trả, bồi thường theo hợp đồng cũng như quy định của pháp luật.

CSPL: Khoản 25, 26, 27 Điều 4, Điều 31, Điều 33, Điều 34 LKDBH 2022.

Thủ tục nhận chế độ bảo hiểm người thân chết có tham gia bảo hiểm nhân thọ

Nhận tiền từ bảo hiểm nhân thọ

Nhận tiền từ bảo hiểm nhân thọ

Thủ tục yêu cầu bồi thường:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và yêu cầu thực hiện quyền lợi bảo hiểm. Hồ sơ gồm:

  • Chuẩn bị mẫu Phiếu yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm và điền đầy đủ thông tin.
  • Các giấy tờ, chứng từ liên quan đến các sự kiện bảo hiểm như hóa đơn nhập viện, bệnh án, giấy báo tử, giấy thực hiện phẫu thuật, giấy ra viện,…
  • Chuẩn bị hợp đồng còn hiệu lực của bảo hiểm nhân thọ.
  • Giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD, hộ chiếu, sổ hộ khẩu,…

Bước 2: Tiến hành gửi hồ sơ cho công ty bảo hiểm sau khi đã chuẩn bị đầy đủ giấy tờ:

Bước 3: Bổ sung hồ sơ nếu thiếu.

Bước 4: Người yêu cầu sẽ được thông báo kết quả của hồ sơ yêu cầu và được bồi thường bảo hiểm theo quy định.

Thủ tục nhận tiền bảo hiểm nhân thọ:

Sau khi có kết quả của hồ sơ yêu cầu, để nhận được tiền bảo hiểm nhân thọ, người yêu cầu cần chuẩn bị 1 số giấy tờ sau:

  • Giấy tờ tùy thân.
  • Giấy ủy quyền trong trường hợp bạn muốn ủy quyền cho người khác.
  • Các giấy tờ chứng minh thừa kế bảo hiểm nếu người mua bảo hiểm qua đời.

Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà thủ tục nhận quyền lợi bảo hiểm sẽ khác nhau.

CSPL: Khoản 12 Điều 4 LKDBH 2022.

Trường hợp không được trả tiền bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả

Doanh nghiệp bảo hiểm từ chối chi trả

Theo quy định, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

  • Người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực
  • Người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
  • Người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này
  • Người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình
  • Trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

CSPL: Điều 40 LKDBH 2022.

Tư vấn về bảo hiểm nhân thọ

  • Tư vấn về các chế độ, quyền lợi được hưởng đối với bảo hiểm nhân thọ
  • Tư vấn trình tự, thủ tục nhận nhận chế độ bảo hiểm
  • Đại diện tranh tụng khi có tranh chấp với công ty bảo hiểm.

>> Xem thêm: Quy định về bảo hiểm tạm thời trong bảo hiểm nhân thọ

Như vậy, bài viết trên đã cung cấp đến Quý khách hàng các thông tin về các vấn đề xoay quanh bảo hiểm nhân thọ như chế độ bảo hiểm cũng như trình tự thủ tục nhận quyền lợi từ công ty bảo hiểm. Nếu Quý khách hàng còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài trực tuyến 1900.633.716 để được Luật sư hợp đồng lắng nghe và tận tình giải đáp. Xin cảm ơn.

Scores: 4.5 (26 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,846 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716