Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng thường xảy ra khi một trong các bên vi phạm, không thực hiện đúng hợp đồng xây dựng. Nhằm giúp các chủ thể tranh chấp có cái nhìn rõ ràng về cách giải quyết tranh chấp, Tôi sẽ hướng dẫn cho quý khách về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng và thẩm quyền giải quyết tranh chấp đúng theo quy định pháp luật.

Tranh chấp Hợp đồng thi công xây dựng

Tranh chấp Hợp đồng thi công xây dựng

Hợp đồng thi công xây dựng là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng 2014, Điều 2, Điều 3 và Điều 4 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Trong đó:

  • Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính.
  • Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu.

Nguyên nhân phát sinh tranh chấp

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng phát sinh từ 03 nhóm nguyên nhân chủ yếu:

  • Chuẩn bị hợp đồng và xác lập hợp đồng không tốt;
  • Thực hiện hợp đồng không tốt: Không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình; Không đảm bảo về mặt thời gian do những yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau; Vi phạm tiến độ thanh toán theo đúng hợp động…
  • Xung đột giữa các quy định pháp luật và một số vấn đề khác: Tranh chấp khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; Tranh chấp về yêu cầu bồi thường, phạt vi phạm hợp đồng…

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ theo Khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014 và Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP quy định về giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng thì trường hợp các bên hợp đồng không tự thương lượng được thì tranh chấp được giải quyết thông qua hòa giải bằng cách thành lập ban xử lý tranh chấp, trọng tài thương mại hoặc tòa án theo quy định của pháp luật.

Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ  hợp đồng xây dựng bao gồm:

  • Cơ quan, tổ chức hoặc một, một số cá nhân chuyên gia (gọi chung là ban xử lý tranh chấp) được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra.
  • Tòa án có thẩm quyền.
  • Trọng tài thương mại.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

Thương lượng

Biện pháp thương lượng là biện pháp giải quyết tranh chấp được áp dụng đầu tiên khi hai bên giao kết hợp đồng thi công xây dựng xảy ra tranh chấp. Các bên có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp căn cứ theo khoản 8 Điều 146 Luật xây dựng 2014.

Hòa giải

Trong trường hợp không thể thương lượng được thì tranh chấp có thể được giải quyết thông qua hòa giải nếu các bên tham gia hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp hợp đồng thông qua hòa giải. Việc hòa giải sẽ được thực hiện thông qua Ban xử lý tranh chấp căn cứ theo Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP, cụ thể:

  • Ban xử lý tranh chấp có thể được nêu trong hợp đồng tại thời điểm ký kết hoặc thiết lập sau khi có tranh chấp xảy ra.
  • Trong thời hạn hai mươi tám (28) ngày kể từ ngày các bên nhận được kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp, nếu một bên không đồng ý kết luận hòa giải của ban xử lý tranh chấp thì có quyền phản đối và các tranh chấp này sẽ được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật; Trường hợp quá thời hạn nêu trên không bên nào phản đối kết luận hòa giải thì coi như các bên đã thống nhất với kết luận hòa giải. Khi đó, các bên phải thực hiện theo kết luận hòa giải.
  • Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Trọng tài thương mại

Trường hợp các bên giao kết hợp đồng có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng thủ tụng trọng tài thì tranh chấp đó sẽ được giải quyết tại Trọng tài theo quy định, trình tự và thủ tục quy định trong Luật trọng tài thương mại 2010.

>>Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Tòa án

Biện pháp giải quyết tranh chấp tại Tòa án là con đường cuối cùng để giải quyết tranh chấp giữa các bên khi mà các bên không thỏa thuận giải quyết tranh chấp thông qua Ban xử lý tranh chấp hoặc các bên không đồng ý với kết luận hòa giải hoặc không có thỏa thuận giải quyết tại Trọng tài. Khi đó, các bên có quyền khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền.

Thủ tục tố tụng tại Tòa án được quy định cụ thể tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

>>Xem thêm: Thủ tục khởi kiện dân sự tại Tòa án

Luật sư tư vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng

  • Tư vấn quy định của pháp luật liên quan hợp đồng thi công xây dựng.
  • Tư vấn, đề xuất hướng giải quyết và thủ tục giải quyết đảm bảo quyền lợi khách hàng.
  • Hỗ trợ soạn thảo các đơn từ, văn bản yêu cầu khởi kiện tại Tòa án.
  • Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng.
  • Đại diện khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án.
  • Liên hệ, làm việc trực tiếp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tư vấn các vấn đề liên quan khác.

>>Xem thêm: Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Trên đây là tư vấn về quy định của pháp luật liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng. Tùy trường hợp mà quý khách có thể lựa chọn các hình thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng phù hợp nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan về tranh chấp hợp đồng xây dựng, thẩm quyền giải quyết và các vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện cần tư vấn, giải đáp quý khách vui lòng gọi điện qua hotline 1900.633.716 của Văn Phòng Luật L24H để được để được luật sư dân sự, tư vấn luật xây dựng, hợp đồng xây dựng, tư vấn hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Scores: 4.6 (20 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,853 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716