Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng, trách nhiệm chế tài vi phạm

Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng bao gồm các biện pháp đảm bảo quyền và lợi ích khi một bên vi phạm hợp đồng. Hợp đồng ở đây có thể kể đến như hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại,…. Mỗi hợp đồng có thể có những biện pháp xử lý giống nhau, khác nhau và dẫn đến một hậu quả pháp lý nhất định. Để hiểu rõ hơn về các biện pháp chế tài khi vi phạm hợp đồng thì có thể tham khảo bài viết sau:

Vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng

Vi phạm hợp đồng là gì

Căn cứ khoản 12 Điều 3 Luật Thương mại 2005, vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật. Mặc dù, khái niệm này chỉ áp dụng trong lĩnh vực thương mại nhưng khái niệm vi phạm hợp đồng trong các lĩnh vực có liên quan cũng được hiểu tương tự như trong lĩnh vực dân sự, xây dựng.

Các dạng vi phạm hợp đồng

Căn cứ vào nguyên nhân vi phạm thì chia thành 2 dạng vi phạm hợp đồng:

Thứ nhất, do hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng, được biểu hiện thông qua các hành vi sau:

  • Chủ thể không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng. Hoặc nhận thấy hợp đồng không khả thi, không có lợi cho mình trong thời điểm giao kết.
  • Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.
  • Không thực hiện đúng, hoặc chi thực hiện một phần nghĩa vụ của mình được đã được thỏa thuận trong hợp đồng.

Thứ hai, vi phạm quy định của pháp luật về ký kết, thực hiện hợp đồng

  • Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng
  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
  • Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
  • Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

Chủ thể không có tư cách giao kết hợp đồng

Chủ thể không có tư cách giao kết hợp đồng

Chế tài xử lý hành vi vi phạm hợp đồng

Hợp đồng dân sự

Các chế tài vi phạm hợp đồng trong Bộ luật dân sự được quy định rải rác trong tiểu mục 2, tiểu mục 3 mục 7 chương XV về hợp đồng và bao gồm các chế tài sau:

  • Yêu cầu bên không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng đồng
  • Bồi thường thiệt hại
  • Phạt vi phạm
  • Chấm dứt hợp đồng
  • Hủy bỏ hợp đồng

Riêng đối với chế tại phạt vi phạm tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cho các bên thỏa thuận về mức phạt và không quy định rõ về giới hạn mức phạt thỏa thuận mà phụ thuộc vào luật quan có quy định về giới hạn mức phạt hay không.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự

Hợp đồng thương mại

Căn cứ vào Điều 292 Luật thương mại 2005 quy định có 7 chế tài phạt vi phạm bao gồm:

  • Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
  • Phạt vi phạm.
  • Buộc bồi thường thiệt hại.
  • Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
  • Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
  • Hủy bỏ hợp đồng

Riêng đối với phạt vi phạm, tại Điều 300, 301 Luật thương mại 2005 cũng quy định phạt vi phạm là chế tài do các bên thỏa thuận. Mặc dù Luật cho phép được thỏa thuận về mức phạt nhưng có sự giới hạn về mức phạt: các bên được thỏa thuận về mức phạt nhưng không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

>>> Tham khảo thêm về: Giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Hợp đồng xây dựng

Cũng tương tư như hợp đồng dân sự hay thương mại, khi các bên trong hợp đồng xây dựng vi phạm hợp đồng cũng phải gánh chịu chế tài, có thể kể đến một số chế tài sau:

  • Buộc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng
  • Bồi thường thiệt hại
  • Phạt vi phạm hợp đồng
  • Tạm dừng công việc trong hợp đồng xây dựng
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng xây dựng

Tuy nhiên, đối với chế tài phạt vi phạm hợp đồng có sự khác biệt nhất định so với hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại. Theo đó, căn cứ vào khoản 2 Điều 146 Luật xây dựng 2014 cho phép các bên trong hợp đồng thỏa thuận về mức phạt vi phạm hợp đồng nhưng đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

>>> Xem thêm: Xác định giá trị bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng

Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng

Trên thực tế, có nhiều tranh chấp hợp đồng và có những tranh chấp rất phức tạp. Vì vậy để đảm bảo lợi ích của các bên trong hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp khách quan nhất  và hiệu quả; tùy theo tính chất vụ việc thì có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau:

Thứ nhất, Thương lượng – hòa giải

Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.

>>> Xem thêm: Hòa giải thương mại có phải là hình thức giải quyết tranh bặt buộc

Thứ hai, Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết

Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

Thứ 3, Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Giải quyết tranh chấp tại Tòa án

Luật sư hướng dẫn giải quyết khi vi phạm hợp đồng

  • Tư vấn các biểu hiện của vi phạm hợp đồng
  • Tư vấn cách thức giải quyết khi vi phạm hợp đồng
  • Tư vấn các chế tài có thể gặp phải hoặc áp dụng khi xảy ra vi phạm hợp đồng
  • Tư vấn các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng
  • Đại diện khách hàng tham vào quá trình giải quyết tranh chấp
  • Hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, chứng cứ khi tranh tụng tại Tòa

Trên đây là những thông tin cần thiết về xử lý vi phạm hợp hợp đồng. Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay gặp khó khăn nào liên quan đến quan hệ hợp đồng cần luật sư hợp đồng tư vấn giải quyết vui lòng liên hệ qua Hotline: 1900.633.716 để được tư vấn kịp thời và hiệu quả.

Scores: 4.7 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,914 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716