Hướng dẫn tố giác thẩm phán ra bản án trái pháp luật

Tố giác thẩm phán ra bản án trái pháp luật là việc tố giác về hành vi vi phạm pháp luật về việc ban hành bản án. Căn cứ để xác định bản án trái pháp luật là dựa vào việc bản án đó bị hủy hoặc bị sửa bởi một bản án quyết định của tòa án cấp cao hơn và có hiệu lực pháp luật. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách tố giác về hành vi ra bản án trái pháp luật.

Tố cáo thẩm phán ra bản án trái pháp luật

Tố cáo thẩm phán ra bản án trái pháp luật

Quy định pháp luật về hành vi ra bản án trái pháp luật

Căn cứ Điều 370 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội ra bản án trái pháp luật như sau:

Thẩm phán, Hội thẩm nào ra bản án mà mình biết rõ là trái pháp luật, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  • Kết án oan người vô tội về tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Bỏ lọt tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng; người thực hiện tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện từ 11% đến 45%;
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

  • Kết án oan người vô tội về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bỏ lọt tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
  • Gây rối loạn tâm thần và hành vi của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện 46% trở lên;
  • Dẫn đến bị cáo, người bị hại, nguyên đơn, bị đơn, người khởi kiện, người bị khởi kiện tự sát;
  • Gây thiệt hại về tài sản 1.000.000.000 đồng trở lên.

Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, hình phạt cao nhất cho hành vi ra bản án trái pháp luật là có thể bị phạt tù 15 năm.

Tố giác tội ra bản án trái pháp luật khi nào và hậu quả pháp lý ra sao ?

Được tố giác hành vi ra bản án trái pháp luật khi nào?

Tội ra bản án trái pháp luật được coi là hoàn thành từ thời điểm bản án được tuyên đọc hay tống đạt cho những người tham gia tố tụng dưới bất kỳ hình thức nào. Khi đó nếu phát hiện bản án trái pháp luật thì cá nhân có thể tố giác.

Thẩm phán, Hội thẩm ra bản án trái pháp luật có thể bằng cách viết ra, tuyên án, ban hành bản án mà biết rõ là trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu mới viết ra nhưng chưa tuyên án, chưa ban hành thì chưa phải là ra bản án.

Bản án trái pháp luật là bản án có những sai lầm nghiêm trọng về việc áp dụng Bộ luật hình sự và vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng tới mức phải kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm như:

  • Kết án người rõ ràng không có tội;
  • Áp dụng không đúng điều khoản của Bộ luật hình sự theo hướng nặng hơn hoặc nhẹ hơn đối với người phạm tội.
  • Truất quyền thừa kế, quyền sở hữu của công dân không có căn cứ hợp pháp; đình chỉ tố tụng không có căn cứ v.v…)
  • Bản án hoặc quyết định có thể sai toàn bộ hoặc sai một phần sai này rõ ràng trái pháp luật.
  • Gây thiệt hại cho đương sự trong các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động, hành chính. Ví dụ: Truất quyền thừa kế của người mà theo pháp luật về thừa kế họ có quyền thừa kế, cho ly hôn khi không đủ các điều kiện mà pháp luật về hôn nhân gia đình quy định cho ly hôn; hủy hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh tế khi các Hội đồng đó không vi phạm điều cấm; buộc người sử dụng lao động phải nhận lại người lao động mà người sử dụng đã buộc thôi việc đúng pháp luật về lao động và hợp đồng lao động; bác yêu cầu của người đi kiện về một quyết định hành chính trái pháp luật của UBND,…
  • Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi xét xử, nghị án và ra bản án như: Thẩm phán và Hội thẩm thuộc trường hợp phải từ chối xét xử hoặc bị thay đổi nhưng vẫn tham gia xét xử; xét xử vắng mặt người tham gia tố tụng không đúng với quy định của luật tố tụng; tại phiên tòa không thực hiện đúng trình tự các bước cần tiến hành để xét xử một vụ án…

Căn cứ để xác định bản án trái pháp luật là dựa vào việc bản án đó bị hủy hoặc bị sửa bởi một bản án quyết định của tòa án cấp cao hơn và có hiệu lực pháp luật.

Hành vi ra bản án trái luật sẽ bị xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 370 Bộ luật Hình sự 2015, có 4 khung hình phạt đối với hành vi ra bản án trái pháp luật:

  • Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
  • Phạt tù từ 10 năm đến 15 năm
  • Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, tùy vào hành vi vi phạm của người phạm tội mà mức phạt có thể phải chịu thấp nhất là 01 năm tù hay cao nhất là 15 năm tù.

Hình phạt của hành vi ra bản án trái pháp luật

Hình phạt của hành vi ra bản án trái pháp luật

Hướng dẫn viết đơn tố giác thẩm phán ra bản án trái pháp luật

Đơn tố giác tội phạm thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.

Để đảm bảo việc soạn thảo đơn tố giác chuẩn pháp lý, khi soạn đơn cần có đầy đủ các thông tin về: Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian gửi đơn, nơi gửi đơn, gửi tới cơ quan nào, thông tin đầy đủ của người tố giác, người bị tố giác, ghi rõ nội dung tố giác là gì, trình bày rõ tại sao cho rằng đối tượng vi phạm pháp luật, trình bày chứng cứ chứng minh (nếu có) và không thể thiếu phần nội dung yêu cầu giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ trên nội dung yêu cầu của đơn tố giác kết hợp với việc điều tra, chuyên môn nghiệp vụ và quy định của pháp luật để giải quyết.

>>> Click tải: Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất

Thủ tục tố giác hành vi ra bản án trái pháp luật

Hồ sơ tố giác

Hồ sơ tố giác tội phạm bao gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn tố giác tội phạm trình báo công an;
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu của bị hại (bản sao công chứng);
  • Bản án mà bị hại cho rằng là bản án trái pháp luật (Bản sao y)
  • Chứng cứ liên quan để chứng minh (hình ảnh, video,… có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội).

Tham khảo thêm : Luật sư tư vấn khiếu nại kết luận điều tra

Thủ tục tố giác

Bước 1: Nộp đơn tố giác

Công dân gửi hồ sơ đến chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận đơn tố giác.

Căn cứ khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 thì các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

  • Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Bước 2: Giải quyết tố giác

  • Căn cứ khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 khi cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 145 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận, có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.

  • Căn cứ khoản 1 Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận đó cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác

Thời hạn giải quyết tố giác theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự  2015 là 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài nhưng không quá 2 tháng. Nếu hết thời gian này mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết thì cá nhân tố giác có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết tố giác.

>>>Xem thêm: Tố giác tội phạm bao lâu thì được giải quyết, thời hạn giải quyết

Dịch vụ tư vấn thủ tục tố giác hành vi ra bản án trái pháp luật

Luật L24H xin cung cấp các dịch vụ tư vấn liên quan đến thủ tục tố giác hành vi ra bản án trái pháp luật:

  • Soạn đơn tố giác hành vi ra bản án trái pháp luật
  • Soạn đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
  • Thu thập, xác minh bằng chứng, chứng cứ chứng minh hành vi ra bản án trái pháp luật
  • Thay mặt, đại diện khách hàng làm việc với cơ quan điều tra
  • Xem xét lỗi, từ đó đưa ra phương án tốt nhất để bảo vệ cho thân chủ của mình.

Luật sư tư vấn thủ tục tố giác hành vi ra bản án trái luật

Luật sư tư vấn thủ tục tố giác hành vi ra bản án trái luật

>>>Xem thêm: Tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật xử phạt như thế nào?

Tố giác tội phạm vừa là quyền và cũng là nghĩa vụ của mỗi công dân. Một bản án được tuyên ra sẽ ảnh hưởng không chỉ đến sự nghiêm minh của hệ thống tòa án, mà còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Do đó khi phát hiện sai phạm cần thực hiện tố giác để bảo vệ quyền lợi cho bản thân. Nếu khách hàng đang gặp thắc mắc về vấn đề này thì hãy liên hệ đến Dịch vụ Luật sư hình sự qua tổng đài: 1900633716 để được tư vấn, giúp đỡ.

Scores: 4.8 (33 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật L24H

Chức vụ: Văn Phòng Luật Sư L24H

Lĩnh vực tư vấn: Cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua điện thoại tổng đài 1900.633716. Dịch vụ luật sư đất đai, doanh nghiệp, bào chữa, hình sự, ly hôn, dân sự, Luật sư tranh tụng, tố tụng tại Tòa án

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 9 năm

Tổng số bài viết: 254 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716