Tố giác tội phạm là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Để thực hiện tố giác người tố giác có thể điền mẫu đơn tố giác tội phạm để gửi cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận. Căn cứ quy định pháp luật tố tụng hình sự Luật sư hướng dẫn làm đơn tố giác tội phạm, về việc cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật, làm đơn tố giác tội phạm gửi cho ai, cơ quan nào thẩm quyền tiếp nhận, thời hạn giải quyết sẽ được trình bày cụ thể bên dưới
Hướng dẫn làm tố giác tội phạm gửi đến cơ quan chức năng
Tố giác tội phạm là gì?
Khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 quy định về tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố như sau: “Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.”
>>> Xem thêm: Tố giác tội phạm bằng lời nói có được không?
Tố giác tội phạm ở cơ quan nào?
- Theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc với các cơ quan khác, tổ chức khác. Không chỉ Viện Kiểm sát, Cơ quan điều tra, mà Điều luật còn quy định, các cơ quan khác, các tổ chức khác, bất kể là cơ quan, tổ chức nào khi công dân tố giác tội phạm đều có trách nhiệm tiếp nhận.
- Tuy nhiên, Căn cứ theo Khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định: “Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.”
- Như vậy, người dân có thể nộp đơn tố giác tới cơ quan điều tra nơi mà tội phạm xảy ra nơi mình cư trú để việc điều tra thực hiện nhanh chóng hơn. Trường hợp tội phạm xảy ra ở nhiều nơi thì người dân có thể tố giác tới Cơ quan điều ra nơi phát hiện tội phạm hoặc nơi bị can cư trú, bị bắt.
- Cũng theo quy định tại Điều 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, nếu công dân tố giác tội phạm thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận; có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận. Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gửi qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận.
- Biên bản tiếp nhận tố giác tội phạm của công dân được lập theo yêu cầu chung được quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự. Người tố giác tội phạm được giải thích về trách nhiệm của mình đối với những thông tin đã tố giác, Biên bản phải ghi rõ nội dung tố giác và phản ánh rõ nguồn gốc thông tin về tội phạm mà người tố giác biết được. Biên bản phải được người tố giác ký xác nhận.
- Cơ quan, tổ chức nhận được tố giác tội phạm của công dân có trách nhiệm phải thông báo cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát bằng văn bản để xem xét việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự.
- Đối với những vụ án mà luật quy định chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại, các cơ quan tiếp nhận thông tin ban đầu đó cũng phải làm các thủ tục như đối với các trường hợp khác khi công dân tố giác tội phạm.
- Cơ quan, tổ chức khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình mà phát hiện thấy có dấu hiệu tội phạm cũng phải báo tin ngay cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
>> tham khảo thêm: Mẫu Đơn Đề Nghị Khởi Tố Vụ Án Hình Sự
Mẫu đơn tố giác tội phạm mới nhất
Mẫu đơn tố giác tội phạm
Mẫu đơn tố giác tội phạm
Có thể tham khảo mẫu đơn tố giác tội phạm dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……….., ngày ….. tháng …. năm…..
ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM
(Về hành vi……………………) (1)
Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (2) ……………
Tôi tên là:…………………………………Sinh năm:………………………………
CMND số:……………………..do:………………..cấp ngày:………………………
Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….………………
Hiện đang cư ngụ tại:…………………………………………………………………
Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:
Họ và tên:………………………..
Hiện đang cư ngụ tại:..………………………………………………………………
Đối tượng này đã có hành vi (3)………………………………………………………
Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):…………………….……………….……………
Từ vụ việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Kính đề nghị quý cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên để đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.
Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.
Xin chân thành cảm ơn./.
Người làm đơn
(ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn viết đơn tố giác tội phạm
Đơn tố giác tội phạm đều phải có đầy đủ các nội dung bao gồm:
- Nơi gửi đơn;
- Gửi tới người nào, cơ quan nào;
- Thông tin đầy đủ của người tố giác, người bị tố giác;
- Ghi rõ nội dung tố giác là gì và không thể thiếu phần nội dung yêu cầu giải quyết.
- Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ trên nội dung yêu cầu của đơn tố giác kết hợp với việc điều tra, chuyên môn nghiệp vụ và quy định của pháp luật để giải quyết.
Đơn tố giác tội phạm thể hiện quyền của công dân trong việc tố giác hành vi vi phạm pháp luật của người khác xâm phạm trực tiếp quyền lợi hợp pháp của mình hoặc của cộng đồng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vấn đề.
>>> Click tải: Đơn Tố Giác Tội Phạm
Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm
Thời hạn giải quyết đơn tố giác tội phạm
- Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
- Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
- Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại khoản này, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.
(căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)
>>> Xem thêm: Tố giác tội phạm bao lâu thì được giải quyết
Luật sư tố giác tội phạm hình sự.
Luật sư tố giác tội phạm hình sự
- Tư vấn các quy định pháp luật liên quan đến tội phạm cần tố giác, thủ tục, trình tự tố giác tội phạm;
- Hỗ trợ soạn thảo, nộp đơn tố giác, đơn từ khác,…
- Đại diện thân chủ tham gia các hoạt động tố tụng hình sự từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và các phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm;
- Tư vấn hướng bảo vệ quyền lợi tối ưu cho thân chủ, khách hàng.
>> Xem thêm: Dịch vụ luật sư cùng khách hàng đến cơ quan Công an làm việc
Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ trình báo hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Theo đó, công dân có teher thực hiện quyền này thì cần nắm rõ các thông tin về mẫu đơn tố giác, trình tự thủ tục giải quyết tố giác tội phạm được nêu ở bài viết trên đây cũng như các quy định về pháp luật hình sự khác. Liên hệ tổng đài tư vấn hotline 1900633716 để Quý vị bạn đọc được Luật sư tư vấn hình sự hỗ trợ.
Một số bài viết liên quan tố giác tội phạm có thể bạn đọc quan tâm: