Tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật xử phạt như thế nào?

Hiện nay việc tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật được đông đảo người quan tâm. Người tố giác tội phạm sai sự thật hay những nguồn tin, tin báo sai sự thật sẽ bị xử lý như thế nào. Vậy để hiểu rõ hơn về nội dung này, mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Xử lý hành vi tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật

Xử lý hành vi tố giác, tin báo về tội phạm sai sự thật.

Thế nào là tố giác, tin báo tội phạm?

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS).

Mẫu đơn tố giác tội phạm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….. tháng …. năm…..

ĐƠN TỐ GIÁC TỘI PHẠM

(Về hành vi……………………) (1)

 

Kính gửi: Cơ quan điều tra, Công an quận/huyện (2) ……………

 

Tôi tên là:…………………………………Sinh năm:………………………………

CMND số:……………………..do:………………..cấp ngày:………………………

Hộ khẩu thường trú:………………………………………………….………………

Hiện đang cư ngụ tại:…………………………………………………………………

Nay tôi làm đơn này kính mong quý cơ quan tiến hành điều tra làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng:

Họ và tên:………………………..

Hiện đang cư ngụ tại:..………………………………………………………………

Đối tượng này đã có hành vi (3)………………………………………………………

Chứng cứ chứng minh (nếu có) (4):…………………….……………….……………

Từ vụ việc xảy ra nêu trên, tôi cho rằng cá nhân này đã có hành vi vi phạm pháp luật. Kính đề nghị quý cơ quan điều tra làm rõ hành vi trên để đảm bảo tình hình an ninh, xã hội trên địa bàn.

Tôi xin cam kết những gì tôi vừa trình bày là sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những gì tôi vừa nêu.

Xin chân thành cảm ơn./.

Người làm đơn

(ký và ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn tố giác tội phạm:

(1) Nêu rõ hành vi vi phạm, ví dụ: cướp giật tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…

(2) Công an quận/huyện nơi cư trú của đối tượng vi phạm

(3) Trình bày rõ tại sao cho rằng đối tượng vi phạm pháp luật.

(4) Trình bày chứng cứ chứng minh nếu có.

Mẫu đơn tố giác tội phạm

Mẫu đơn tố giác tội phạm

>>> Click tải:  Mẫu Đơn Tố Giác Tội Phạm.

Hành vi tố giác, tin báo sai sự thật bị xử lý như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì người nào có hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật (khoản 5 Điều 144 BLTTHS 2015).

Xử phạt hành chính

  • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, người có thẩm quyền; Lôi kéo, xúi giục, lừa dối, mua chuộc, đe dọa hoặc sử dụng vũ lực buộc người khác tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật. Đối với luật sư thực hiện hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Cơ sở pháp lý: khoản 1,2 và 3 Điều 9 Pháp lệnh số: 02/2022/UBTVQH 15 quy định về xử phạt hành chính hành vi cản trở hoạt động tố tụng.

Xử lí hình sự

Người có 1 trong các hành vi sau: Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, xúc phạm nhân phẩm người khác hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

>>> Xem thêm: Hành vi vu khống người khác bị phạt như thế nào

Xử lý kỷ luật

Đối với cán bộ, công chức, viên chức khi biết rõ việc tố cáo là không đúng sự thật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần hoặc biết vụ việc đã được cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật nhưng vẫn tố cáo nhiều lần mà không có bằng chứng chứng minh nội dung tố cáo; cưỡng ép, lôi kéo, kích động, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; sử dụng họ tên của người khác để tố cáo gây mất đoàn kết nội bộ hoặc ảnh hưởng đến uy tín, hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cơ sở pháp lý: Điều 23 Nghị định 31/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo.

Công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

  • Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
  • Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

  • Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;
  • Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cơ sở pháp lý: Điều 145 BLTTHS 2015.

Công tác tiếp nhận và xử lý hành vi tố giác, tin báo sai sự thật

Công tác tiếp nhận và xử lý hành vi tố giác, tin báo sai sự thật.

Tư vấn về tố giác tội phạm.

  • Tư vấn các quy định về tố giác tội phạm;
  • Tư vấn cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết;
  • Hướng dẫn phương thức tố giác tội phạm thuận tiện cho khách hàng;
  • Soạn thảo đơn từ theo yêu cầu khách hàng đúng quy định pháp luật;

>>> Xem thêm: Tố giác tội phạm bao lâu thì được giải quyết

Việc nhận thức được sự nguy hiểm từ những lời bịa đặt tố giác tội phạm là rất cần thiết để tránh và cần lên án để loại bỏ hành vi này. Nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về tố giác tội phạm hay có nhu cầu cầu được tư vấn luật về Hình sự vui lòng liên hệ Luật L24H qua số Hotline: 1900.633.716 để được Luật sư hình sự hỗ trợ trực tuyến miễn phí.

Scores: 5 (31 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,827 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716