Thừa kế theo pháp luật là gì? Ai thuộc hàng thừa kế thứ 1, 2, 3

Thừa kế theo pháp luật là một hình thức thừa kế tài sản của người mất để lại theo quy định của Bộ luật Dân sự. Vậy thừa kế theo pháp luật là gì và ai thuộc hàng thừa kế thứ 1, 2, 3 thì sau đây Luật L24H sẽ thông tin đến các bạn một số nội dung cơ bản sau.

Hàng thừa kế theo pháp luật Dân sự

Hàng thừa kế theo pháp luật Dân sự

Thừa kế theo pháp luật là gì?

Thừa kế có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống. Lúc này tài sản để lại được gọi là di sản.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 thì có hai hình thức thừa kế: Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 thì thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.

Hàng thừa kế theo pháp luật

Xác định các mối quan hệ huyết thống là một trong những căn cứ quan trọng trong việc xác định thứ tự hàng thừa kế của những người được hưởng thừa kế. Cụ thể, Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thứ tự thừa kế của những người thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Hướng dẫn chia di sản theo pháp luật

Hướng dẫn chia di sản theo pháp luậtCách chia di sản theo pháp luật

Theo hàng thừa kế

Dựa trên các hàng thừa kế đã được đưa ra ở trên thì những người thừa kế ở cùng một hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Hàng thừa kế phía trước sẽ được ưu tiên xem xét hưởng di sản trước. Đối với những hàng kế sau sẽ được hưởng thừa kế nếu như hàng thừa kế thứ nhất đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 và khoản 3 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015.

Thừa kế thế vị

Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế thế vị như sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, có thể hiểu thừa kế thế vị là việc cháu (chắt) được thay thế vị trí của cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) để hưởng di sản của ông hoặc bà (cụ) trong trường hợp cha hoặc mẹ (ông hoặc bà) đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông hoặc bà (cụ).

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

  • Không có di chúc
  • Di chúc để lại không hợp pháp
  • Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế
  • Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc
  • Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật
  • Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Cơ sở pháp lý: Điều 650 BLDS 2015

Khởi kiện giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật

  • Bước 1: Nộp đơn khởi kiện

Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết bằng các hình thức: Nộp trực tiếp; Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính; Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Cơ sở pháp lý: Điều 190 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) 2015.

  • Bước 2: Thụ lý vụ án

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu xét thấy đúng thẩm quyền thì Tòa án phải ra thông báo cho người khởi kiện biết ngay.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền nạp ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai tiền tạm ứng án phí.

Cơ sở pháp lý: Điều 195 BLTTDS 2015.

  • Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tranh chấp về thừa kế là 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án và được gia hạn không quá 02 tháng khi vụ án có tính chất phức tạp.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 203 BLTTDS 2015.

  • Bước 4: Tòa án xét xử sơ thẩm

Luật sư tư vấn về thừa kế theo pháp luật

Luật sư tư vấn về chia thừa kế

Luật sư tư vấn về chia thừa kế

Quy định về thừa kế theo pháp luật có những nội dung cơ bản nêu trên. Việc thừa kế theo pháp luật áp dụng phổ biến hơn rất nhiều so với theo di chúc. Hy vọng bài viết này giúp Quý khách hiểu rõ cách xác định hàng thừa kế, chia di sản theo pháp luật, bảo vệ quyền lợi của bản thân.  Trong quá trình tìm hiểu, có thắc mắc gì cần luật sư tư vấn thừa kế vui lòng liên hệ qua số hotline 1900.633.716 để được các luật sư thừa kế hỗ trợ một cách chi tiết nhất. Xin cảm ơn!

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,954 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716