Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2024

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền là một trong những bước quan trọng và cần thiết đối với doanh nghiệp muốn bảo vệ quyền lợi và tài sản trí tuệ của mình. Việc đăng ký thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế trên thị trường mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như bảo vệ sản phẩm, tạo niềm tin cho khách hàng và tăng giá trị thương hiệu. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực hiện thủ tục này do thiếu hiểu biết và kinh nghiệm.

đăng kỹ nhãn hiệu độc quyền

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thương hiệu độc quyền và tầm quan trọng của việc đăng ký thương hiệu

Thương hiệu độc quyền là một dấu hiệu nhận dạng đặc biệt dành riêng cho sản phẩm hoặc dịch vụ của một tổ chức hoặc cá nhân, giúp phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ đó với các sản phẩm, dịch vụ tương tự trên thị trường. Thương hiệu độc quyền có thể bao gồm tên thương hiệu, logo, biểu tượng, màu sắc, âm thanh, hình ảnh hoặc tổ hợp các yếu tố trên. Việc đăng ký thương hiệu độc quyền đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát triển thương hiệu

Lợi ích của việc đăng ký thương hiệu độc quyền

Đăng ký thương hiệu đợc quyền sẽ giúp chủ thương hiệu khai thác tốt hơn giá trị của thương hiệu cững như tăng gái trị pháp lý khi cạnh tranh trên thị trường:

  1. Bảo vệ quyền lợi: Việc đăng ký thương hiệu độc quyền giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức hoặc cá nhân đối với thương hiệu của họ, ngăn chặn các hành vi sao chép, giả mạo hoặc sử dụng trái phép thương hiệu.
  2. Tăng giá trị thương hiệu: Thương hiệu độc quyền được đăng ký sẽ tạo ra niềm tin và uy tín hơn trong lòng khách hàng, góp phần nâng cao giá trị của thương hiệu trên thị trường.
  3. Tạo đặc quyền kinh doanh: Việc sở hữu thương hiệu độc quyền giúp tổ chức hoặc cá nhân có đặc quyền kinh doanh sản phẩm hoặc dịch vụ dưới thương hiệu đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
  4. Mở rộng thị trường: Thương hiệu độc quyền có thể giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường và tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng mới, tăng cường khả năng kinh doanh và phát triển.
  5. Hỗ trợ hoạt động xuất khẩu: Việc đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam cũng giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc đăng ký thương hiệu tại các thị trường nước ngoài, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế.

Quyền đăng ký thương hiệu độc quyền

Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung thì chủ thể có quyền đăng ký thơng hiệu bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó….

Thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền mới nhất

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Mục 1, 2, 3 Chương VIII Luật Sở hữu trí tuệ 2005:

  1. Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi nộp đơn đăng ký;
  2. Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền;
  3. Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền tại Cục Sở hữu trí tuệ;
  4. Bước 4: Nhận kết quả đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

  • Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;
  • Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;
  • Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

(Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại Điều 108 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2022)

Cách thức đăng ký thương hiệu độc quyền

  1. Bước 1: Nộp đơn trực tuyến hoặc trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ Hà Nội hoặc tại văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng và Hồ Chí Minh theo quy định tại Điều 98 Luật Sở hữu trí tuệ, khoản 5 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ;
  2. Bước 2: Thẩm định hình thức theo Điều 109; khoản 1 Điều 119 Luật SHTT;
  3. Bước 3: Công bố đơn trong vòng 02 tháng kể từ ngày có thông báo kết quả thẩm định hình thức hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn trên Công báo của Cục Sở hữu trí tuệ theo khoản 3 Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ;
  4. Bước 4: Thẩm định nội dung theo điểm b khoản 1 Điều 114, điểm b khoản 1 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ;
  5. Bước 5: Sau khi có thông báo cấp văn bằng, người nộp đơn sẽ nộp thêm phí cấp văn bằng để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu đã nộp đăng ký căn cứ quy định tại Điều 118 Luật Sở hữu trí tuệ.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Đăng ký thương hiệu độc quyền ở đâu?

  • Tại Hà Nội: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069.
  • Tại Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại miền Nam: Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh; Điện thoại : (028) 3920 8483 – 3920 8485; Fax: (028) 3920 8486.
  • Tại thành phố Đà Nẵng: Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại miền Trung: Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; Điện thoại: 0236.3889955;  Mobile Phone : 0903502566; Fax: (0236) 3889977.

>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được tính theo các loại sau:

  • Chi phí cho việc tra cứu khả năng đăng ký trước khi nộp đơn đăng ký: 500.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm;
  • Chi phí cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 1.000.000 VND 01 nhãn hiệu/01 nhóm;
  • Chi phí cho việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: 360.000 VND/01 nhãn hiệu/01 nhóm

Như vậy, tổng chi phí chính thức cho việc đăng ký nộp đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền là 1.860.000 đồng theo quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp tại Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Cách tính phí đăng ký thương hiệu độc quyền

  • Phí tra cứu nhãn hiệu. Đây là khoản phí không bắt buộc, nhưng mọi cá nhân, tổ chức có ý định đăng ký nên thực hiện. Bởi nó giúp mọi người xác định khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu, kịp thời sửa đổi, bổ sung và tiết kiệm thời gian;
  • Phí nộp đơn đăng ký (Bắt buộc);
  • Phí cấp giấy chứng nhận đăng ký đăng ký (Bắt buộc)

luật sư đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền

Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền là bao lâu?

Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn

Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

>>> Xem thêm về: Bảo hộ thương hiệu là gì?

Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền của Luật L24H

  • Tư vấn quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong và ngoài nước;
  • Thay mặt soạn thảo đơn đăng ký, chuẩn bị hồ sơ nộp lên Cục Sở hữu trí tuệ;
  • Theo dõi đơn đăng ký, thông báo cụ thể trình trạng đơn đăng ký tời khách hàng;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký độc quyền và chuyển cho khách hàng;
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển nhãn hiệu công ty;
  • Giải quyết các tranh chấp liên quan.

Việc đăng ký nhãn hiệu là quyền của chủ nhãn hiệu, đây không phải quy định bắt buộc trong mọi trường hợp người có nhãn hiệu phải đăng ký bảo hộ. Theo đó, việc đăng ký bảo hộ sẽ tăng giá trị pháp lý của thương hiệu độc quyền. Nếu quý khách có bất kỳ vướng mắc nào, cần tư vấn bảo hộ nhãn hiệu  xin vui lòng liên hệ LUẬT SƯ TƯ VẤN SỞ HỮU TRÍ TUỆ qua HOTLINE 1900633716 để được tư vấn kịp thời và hỗ trợ tốt nhất.

Một số bài viết liên quan đăng ký thương hiệu độc quyền có thể bạn quan tâm:

Scores: 4.6 (15 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,816 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716