Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm tên thương mại là vấn đề mà mọi chủ sở hữu tên thương mại quan tâm khi thực hiện hoạt động kinh doanh. Việc xác định mức phạt cũng giúp các cá nhân, tổ chức thấy trước được hậu quả khi có hành vi vi phạm quy định của pháp luật đối với tên thương mại. Bài viết sau đây, Luật L24H sẽ thông tin quy định pháp luật về vấn đề này cho quý bạn đọc.
Xử phạt đối với hành vi xâm phạm tên thương mại
Hành vi nào được xem là xâm phạm tên thương mại?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2022) thì:
Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
Theo đó, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng với tên thương mại của người khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh hay trên cùng một phạm vi địa lý nhằm gây ra sự nhầm lẫn cho chủ sở hữu tên thương mại, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh thì đều được xem là xâm phạm quyền đối với tên thương mại
>>> Tham khảo thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu ở đâu?
Các yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Hành vi xâm phạm tên thương mại
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì:
Yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Có thể thấy mục tiêu của các chỉ dẫn được xem là xâm phạm quyền đối với tên thương mại khi nó trùng hoặc có khả năng gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ.
Ngoài ra để xác định các dấu hiệu của chỉ dẫn có bị xâm phạm hay không cần xác định dựa trên các chứng cứ sau:
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ, so sánh chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh liên quan đến dấu hiệu bị nghi ngờ, so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tên thương mại được bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại; một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với tên thương mại, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;
- Hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu trùng hoặc tương tự nhau về bản chất hoặc chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ; hoặc có mối liên quan với nhau về bản chất hoặc chức năng hoặc phương thức thực hiện.
Tóm lại, một yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại khi có dấu hiệu bị nghi ngờ hay hàng hóa bị coi là trùng hoặc tương tự với tên thương mại, hàng hóa dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ bởi cách đọc cách viết hay cách phát âm.
Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm tên thương mại
Xử phạt hành vi xâm phạm tên thương mại
Mức xử phạt đối với hành vi xâm phạm tên thương mại được quy định tại Điều 11 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP như sau:
Thứ nhất, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây vì mục đích kinh doanh trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm đến 3.000.000 đồng:
- Buôn bán; chào hàng; vận chuyển, kể cả quá cảnh; tàng trữ; trưng bày để bán hàng hóa, dịch vụ xâm phạm quyền tên thương mại
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản này.
Thứ hai, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Thứ ba, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Thứ tư, phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Thứ năm, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Thứ sáu, phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Thứ bảy, phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Thứ tám, phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Thứ chín, phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng.
Thứ mười, phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng.
Thứ mười một, phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.
Thứ mười hai, phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm trên 500.000.000 đồng.
Thứ mười ba, phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Sản xuất bao gồm: Thiết kế, chế tạo, gia công, lắp ráp, chế biến, đóng gói hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối tên thương mại.
- In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại lên hàng hóa.
- Nhập khẩu hàng hóa mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại.
- Đặt hàng, giao việc, thuê người khác thực hiện hành vi quy định tại các Điểm a, b và c khoản này.
Mười bốn, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại quy định tại Khoản 1 và Khoản 13 Điều này trong trường hợp không có căn cứ xác định giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm.
Mười năm, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại trên biển hiệu, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, bao bì hàng hóa.
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với các hành vi xâm phạm tên thương mại đối với cá nhân là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 10 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP.
>>>Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2024
Tư vấn về mức phạt đối với hành vi xâm phạm tên thương mại
Dưới đây là một số dịch vụ luật sư tư vấn về bảo hộ tên thương mại và hành vi xâm phạm tên thương mại:
- Luật sư tư vấn cho khách hàng các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo hộ tên thương mại;
- Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh làm điều kiện phát sinh quyền bảo hộ tên thương mại;
- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các yêu cầu tư vấn và các giấy tờ của khách hàng;
- Tư vấn về hành vi xâm phạm tên thương mại và các mức xử phạt
- Luật sư tham gia tranh tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ khi phát sinh tranh chấp về quyền đối với tên thương mại
Tên thương mại là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cá nhân, tổ chức, chính vì thế hiểu rõ những quy định về xâm phạm tên thương mại rất quan trọng. Trên đây L24H cung cấp một số thông tin về xâm phạm bảo hộ tên thương mại. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc nào khác vui lòng liên hệ với Luật L24H qua hotline 1900.633.716 để được luật sư tư vấn doanh nghiệp, hỗ trợ tư vấn sớm nhất.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: