Đối tượng không được bảo hộ bằng danh nghĩa tên thương mại là trường hợp được pháp luật quy định mà tên của những chủ thể này sẽ không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. Nếu rơi vào trường hợp trên, quyền lợi của doanh nghiệp ít nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để tìm hiểu những quy định của pháp luật về bảo hộ đối tên thương mại mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau của Luật L24H.
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại
Điều kiện để tên thương mại được bảo hộ
Căn cứ Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Theo đó, căn cứ Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Như vậy, điều kiện để tên thương mại được bảo hộ là tên thương mại đó có khả năng phân biệt với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Điều kiện bảo hộ tên thương mại
Đối tượng không được bảo hộ bằng danh nghĩa tên thương mại
Căn cứ Điều 77 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại gồm: tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
Như vậy, đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại bao gồm các trường hợp được liệt kê ở trên.
Có phải đăng ký bảo hộ đối với tên thương mại hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Nghị định 65/2023/NĐ-CP: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên thương mại đó tương ứng với khu vực (lãnh thổ) và lĩnh vực kinh doanh mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thif tên thương mại không cần phải làm thủ tục đăng ký bảo hộ mà tên thương mại đúng theo quy định sẽ được tự động bảo hộ.
Đăng ký bảo hộ đối với tên thương mại
Dịch vụ luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề về tên thương mại
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến tên thương mại;
- Tư vấn hướng giải quyết tốt nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng khi phát sinh tranh chấp về tên thương mại;
- Hỗ trợ soạn thảo văn bản, đơn từ;
- Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng trực tiếp giải quyết tranh chấp và tham gia tố tụng đối với các tranh chấp liên quan đến tranh chấp tên thương mại;
- Hỗ trợ khách hàng khi có nhu cầu chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại;
- Hỗ trợ, tư vấn các vấn đề khác liên quan đến tên thương mại.
Như vậy, tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội,…hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại. Cùng với đó, bài viết trên cũng đã làm rõ các vấn đề về tên thương mại và các vấn đề khác có liên quan. Nếu còn thắc mắc về vấn đề trên hoặc cần sử dịch vụ luật sư sở hữu trí tuệ, quý khách hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.633.716 để được hỗ trợ.
Một số bài viết liên quan có thể bạn đọc quan tâm: