Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền là chi phí mà cá nhân, tổ chức khi làm thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền phải nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Bài viết dưới đây của Luật L24H sẽ tư vấn cho cá nhân, doanh nghiệp về bảng phí chi tiết cũng như phí dịch vụ xin bảo hộ thương hiệu/ nhãn hiệu, logo độc quyền.

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền năm 2022

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu thông tin phục vụ việc thẩm định: 180.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
  • Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/01 sản phẩm, dịch vụ.
  • Phí sử dụng Văn bằng bảo hộ: 700.000 đồng/10 năm/01 sản phẩm, dịch vụ

Trên đây là một số lệ phí, phí cơ bản dựa theo Thông tư 263/2016/TT-BTC.

Ngoài lệ phí nộp cho cơ quan đăng ký thì chi phí đăng ký thương hiệu còn gồm phí dịch vụ đăng ký thương hiệu trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký. Phí dịch vụ này sẽ tùy theo từng nhóm sản phẩm/dịch vụ và loại dịch vụ mà khách hàng lựa chọn.

Hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền

  • Tờ khai đăng ký: mẫu số 04-NH Phụ lục A của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN;
  • Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Theo Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, thông tư 05/2013/TT-BKHCN và Thông tư 16/2016/TT-BKHCN đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các giấy tờ tài liệu trên đây, đơn còn bắt buộc phải có thêm các tài liệu sau đây:

  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù; nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm; nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm; nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý cho đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu (nếu là nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

Quy trình thủ tục đăng ký thương hiệu độc quyền

  1. Tra cứu sự trùng lặp của thương hiệu cần bảo hộ.
  2. Nộp đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu/nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
  3. Cục SHTT tiếp nhận và thẩm định hình thức đơn.
  4. Cục SHTT công bố đơn đăng ký hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
  5. Cục SHTT thẩm định nội dung đơn.
  6. Thông báo kết quả thẩm định nội dung cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ.
  7. Cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
  • Cấp: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp văn bằng bảo hộ.
  • Từ chối cấp bằng: nếu chủ đơn thấy chưa thỏa đáng có thể làm thủ tục phúc đáp với Cục Sở hữu trí tuệ để trao đổi khả năng cấp bằng của mình.

Dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền tại Luật L24H

dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Luật L24H

  • Tư vấn và tra cứu nhãn hiệu;
  • Tư vấn pháp luật về thủ tục, cách thức bảo hộ thương hiệu độc quyền;
  • Đại diện đăng ký bảo hộ thương hiệu cho khách hàng trong quá trình đăng ký bảo hộ;
  • Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với Cục Sở hữu trí tuệ về việc bảo hộ thương hiệu;
  • Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký bảo hộ thương hiệu;
  • Soạn thảo hồ sơ đăng ký, nộp hồ sơ đăng ký tại Cục SHTT, theo dõi hồ sơ đăng ký cho đến khi ra được kết quả cuối cùng;
  • Nhận giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu, thông báo và chuyển cho khách hàng.

Một số câu hỏi khi đăng ký thương hiệu độc quyền

Đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền ở đâu?

Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ:

  • Nộp trực tiếp tại Cục SHTT hoặc văn phòng đại diện của Cục SHTT;
  • Nộp đơn đăng ký thương hiệu qua đường bưu điện tới Cục SHTT;
  • Nộp đăng ký thương hiệu trực tuyến http://dvctt.noip.gov.vn/

Thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền?

Thời gian để được cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ là khoảng 12 tháng. Trong đó:

  • Thẩm định hình thức: 01 tháng;
  • Công bố đơn: trong 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;
  • Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

Giấy chứng nhận thương hiệu độc quyền có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (thương hiệu) có thời hạn là 10 năm tính từ kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm (khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ).

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nhìn chung việc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu sẽ giúp cá nhân, tổ chức có được giấy chứng nhận một cách nhanh chóng, hiệu quả, đỡ tốn chi phí làm lại nếu xảy ra sai sót.

Nếu Quý khách hàng còn vướng mắc về dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền hoặc những vấn đề khác liên quan sở hữu trí tuệ thì hãy liên hệ Luật sư Sở hữu trí tuệ qua hotline 1900.633.716 để được tư vấn.

Scores: 4.5 (13 votes)

Bài viết được thực hiện bởi Luật Sư Võ Tấn Lộc

Chức vụ: Luật sư thành viên

Lĩnh vực tư vấn: Đất Đai, Hình Sự, Dân Sự, Hành Chính, Lao Động, Doanh Nghiệp, Thương Mại, Hợp đồng, Thừa kế, Tranh Tụng, Bào Chữa và một số vấn đề liên quan pháp luật khác

Trình độ đào tạo: Đại học Luật, Luật sư

Số năm kinh nghiệm thực tế: 8 năm

Tổng số bài viết: 1,926 bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900.633.716